Vụ hoả hoạn tại tòa nhà chung cư 18 tầng ngày 10.3 tại Hà Nội và nhiều vụ cháy tại các khu chung cư cao tầng tại TPHCM gần đây cho thấy những bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy tại những khu chung cư cao tầng.
Tìm hiểu của PV Báo Lao Động tại một loạt các khu chung cư cho thấy, người dân sống ở đây vẫn bất an trước nguy cơ hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. >> Cháy lớn tại chung cư 18 tầng ở Hà Nội, 2 người thiệt mạng
Điều khiến người dân ở nhiều khu CCCT không khỏi bức xúc là nhiều nơi tầng hầm thường bị làm sai so với thiết kế ban đầu, chỉ có một cửa cho cả lối ra và vào, điều này rất nguy hiểm khi xảy ra cháy. Ông Trần Ngọc Sơn - Tổ trưởng dân phố nhà 17T10 Trung Hòa - Nhân Chính - cho biết: “Tại tòa nhà này lượng xe gửi đông, lại chỉ có một lối ra vào nên rất bất cập”. Cùng với đó là công tác bảo vệ tại nhiều tòa nhà chung cư lâu nay tỏ ra thiếu chuyên nghiệp, khiến người dân sống tại đó không khỏi lo ngại. Ông Trần Kim Ngọc cho biết: “Tại khu nhà A&B An Sinh, lực lượng bảo vệ thay đổi liên tục, không có nghiệp vụ chữa cháy nên nhiều khi rất lúng túng khi có sự cố, điển hình như vụ cháy tầng hầm ngày 2.7.2008”. TP. Hồ Chí Minh: 80% không có hệ thống thông gió, hút khói Chiều 11.3, theo khảo sát mới nhất của Sở Cảnh sát PCCC TPHCM, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng hơn 140 nhà cao tầng (nhà cao tầng được tính là nhà có 10 tầng trở lên). Có 34 khách sạn, 37 chung cư, 28 nhà cao tầng dùng làm văn phòng và gần 40 nhà cao tầng thuộc loại đa năng (gồm văn phòng, nhà ở, siêu thị, khách sạn...). Có thể nói, loại nhà cao tầng đa năng với đủ thứ sinh hoạt từ văn phòng làm việc, căn hộ, nhà hàng, đến buôn bán... thường có nguy cơ cháy nổ cao. Bởi theo phân tích của Sở Cảnh sát PCCC, những nhà hàng nằm trong toà nhà cao tầng lại sử dụng dầu hay gas để đun nấu, thậm chí họ trữ xăng, dầu để phòng khi cúp điện nhằm chạy máy phát điện cho khu vực nhà hàng cũng là nguy cơ đe doạ an toàn PCCC. Vụ cháy tại nhà cao tầng mà chính bếp nhà hàng gây ra trong cao ốc gần nhất là tại Thuận Kiều Plaza. Chính bếp nhà hàng tại toà nhà này đã để xảy ra 2 lần cháy. Theo Sở Cảnh sát PCCC, năm 2002, vụ cháy tại Trung tâm Thương mại ITC làm 60 người chết và hàng chục người bị thương là bài học xương máu trong công tác PCCC. Theo điều tra nguyên nhân làm các nạn nhân chết tại ITC đa số là không thoát nạn được (tức không có lối thoát nạn), bị ngạt khói. Do vậy, các lỗi thường gặp nhất tại các toà nhà cao tầng về an toàn PCCC, đó là hệ thống thông gió, hút khói.
Thời gian qua, Sở Cảnh sát PCCC đã tiến hành kiểm tra 137 nhà cao tầng ở thành phố, thì tất cả 137 toà nhà đều bị lập biên bản với 392 hành vi vi phạm, mà hành vi vi phạm nhiều nhất, đều gặp hầu hết tại hàng trăm nhà cao tầng, đó chính là hệ thống thông gió và hút khói. Với 110 toà nhà cao tầng vi phạm (chiếm tỉ lệ hơn 80%) không có thông gió và hút khói. Ngay cả toà nhà hiện đang được xem là cao nhất TPHCM với 33 tầng, xây dựng hiện đại, là toà nhà đa năng gồm văn phòng, Cty, buôn bán... nhưng khi xảy ra hoả hoạn trước đây khói xuất phát ra từ đám cháy không được hút kịp thời do thiếu hệ thống thông gió và hút khói. Ngoài ra, những vi phạm xảy ra nhiều nhất tại các nhà cao tầng làm nguy cơ mất an toàn PCCC đó là không có hệ thống tăng áp buồng thang (89 toà nhà vi phạm), bởi nếu xảy ra hoả hoạn thì người thoát nạn sẽ rất khó khăn do cầu thang, hành lang bị khói xâm chiếm... Nhóm P.V thời s |