Với quy trình lên men tự nhiên, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn 30%
Sau 5 năm tham gia thị trường, sữa chua Ba Vì của công ty CP sữa quốc tế đã trở nên rất quen thuộc với người tiêu dùng. Sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền nắp hũ có đốm bò đen trắng và chữ “I” trong logo Ba Vì mầu xanh lá cây cách điệu thành hình 3 giọt sữa.
Tin mới trên VNN:
Vẫn chưa hết “cuộc chiến” chen chỗ học cho con
Ả’o thanh ra lệnh’ và những án mạng bi thương
Khuyến mại đủ kiểu, bất động sản Hà Nội vẫn lạnh băng
Hình thức sản xuất mới: lên men tự nhiên
Theo ông Nguyễn Tuấn Khải, TGĐ Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP): trước đây IDP cũng làm sữa chua theo công nghệ lên men bán phần, tức là lên men đến một độ nhất định thì bổ sung acid như nhiều nhà sản xuất sữa chua khác. Hình thức này có ưu điểm là thời gian sản xuất giảm xuống, năng suất sản phẩm tăng cao.
Tuy nhiên, đã xác định gắn bó với người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm, ông Khải đã cất công đi tìm hiểu và quyết định chọn mua và độc quyền một mã men (con men) sống (Probiotic), để sản xuất sữa chua nhãn hiệu Ba Vì tại VN trong vòng 20 năm.
“Con men” sử dụng trong sản xuất sữa chua ở Đan Mạch tốt vào loại hàng đầu thế giới, nên ông Khải và Hội đồng quản trị cũng quyết định chọn luôn quy trình lên men tự nhiên trong sản xuất sữa chua ở IDP mặc dù với quy trình này, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn 30%. Nguyên nhân là thời gian sản xuất mỗi mẻ sữa chua cao gấp 4-5 lần so với công nghệ lên men bán phần, tốn kém hơn về nhiên liệu, chi phí cho nhân công.
Tuy nhiên kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Sau 5 năm tham gia thị trường sữa chua, sản phẩm sữa chua Ba Vì của IDP đang được nhiều bà nội trợ “kết” bởi hương thợm, vị chua dịu rất dễ ăn do các chất dinh dưỡng đều đã được chuyển hoá thành đơn chất, rất dễ hấp thu.
Theo ông Khải, men sống được bổ sung ở nhiệt độ 38 độ C, tương tự nhiệt độ ở ruột. Bổ sung men sống đúng thời điểm và liều lượng cũng khiến tỷ lệ men sống đạt rất cao, có mẻ lên tới 92%. Trung bình, tỷ lệ men sống cũng đạt tới 60%, gấp đôi so với nhiều sản phẩm sữa chua tương tự trên thị trường.
Hút khách mua hàng bằng uy tín
Tuy còn khá trẻ so với các doanh nghiệp trong ngành sữa ở VN (Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP mới được thành lập và ra mắt sản phẩm từ 2004), nhưng IDP đã mạnh dạn đầu tư để cải tiến chất lượng, hơn là làm ăn để thu lợi trước mắt.
Năm 2010, IDP đã quyết định đầu tư một đường ống riêng cho nhà máy IDP số 1 đặt tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) , đưa nước hoàn toàn một nguồn về cho sản xuất. Tháng 9 tới, nhà máy số 2 của IDP đặt tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, “rốn sữa” của Hà Nội cũng sẽ chính thức đi vào sản xuất và đang được kỳ vọng thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa kiểu công nghiệp ở một trong những vùng quê của bò sữa ở VN này.
Được biết, TGĐ Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP) Nguyễn Tuấn Khải đang rất hào hứng với hàng loạt dự định mới như: Sản xuất thêm nhiều sản phẩm trên nền sữa chua, có bổ sung váng sữa, phomat, tạo nên dòng sản phẩm cao cấp nhưng giá cả lại VN.
Từ tháng 4.2010, IDP đã bắt đầu giai đoạn đầu tư, đào tạo thành nghề cho 1000 người nuôi bò sữa. Từ 2008, IDP đã cho nông dân vay vốn mua bò, máy vắt sữa, bồn chứa sữa và cho trả dần bằng sữa không lãi suất. Kiểu kết hợp này mang lại lợi ích cho cả 2 bên: doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, còn bà con thì sau 2 năm sẽ có nguyên một con bò sữa giá 30-40 triệu đồng để khai thác. Chính vì thế, thu nhập bình quân ở các xã chuyên canh nuôi bò sữa đang tăng đáng kể.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ cho ra mắt thêm một số sản phẩm. Sản phẩm mới, nhưng chúng tôi cam kết bằng chất lượng, nếu sản phẩm không đúng với cam kết, khách hàng có thể trả hàng về. Tôi tin bán hàng bằng chất lượng, người tiêu dùng sẽ tin dùng sản phẩm của chúng tôi”, ông Khải chia sẻ.
-
Hoàng Ngọc