Sau kỳ Sau kỳ điều chỉnh kéo dài, từ tháng 3 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những thay đổi quan trọng về bối cảnh của kinh tế vĩ mô, những chuyển động của chính sách và những chuyển biến tích cực của các yếu tố thị trường - Ảnh: Quang Liên.
Đại diện cơ quan quản lý, các tổ chức trong và ngoài nước sẽ cùng bạn đọc VnEconomy nhận định diễn biến và triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hôm nay (8/5), từ 14h - 16h30, VnEconomy tổ chức buổi giao lưu trực tuyến giữa đại diện cơ quan quản lý, các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước với bạn đọc, xoay quanh chủ đề “Chứng khoán và hướng đi của dòng tiền”.
Buổi giao lưu này là diễn đàn chia sẻ thông tin, quan điểm và nhận định giữa các chuyên gia uy tín, những người đã theo sát thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt thời gian qua, nhằm đưa ra những góc nhìn về diễn biến của thị trường thời gian gần đây, cũng như về triển vọng trong thời gian tới.
Sau kỳ điều chỉnh kéo dài, từ tháng 3 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những thay đổi quan trọng về bối cảnh của kinh tế vĩ mô, những chuyển động của chính sách và những chuyển biến tích cực của các yếu tố thị trường. Nhiều câu hỏi được đặt ra quanh những chuyển biến này, có những hoài nghi và kỳ vọng, đặc biệt là sự quan tâm của nhà đầu tư đối với hướng đi của các nguồn vốn trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của thị trường thời điểm này cũng hướng tới những tác động của chính sách, kế hoạch tạo lập thị trường bắt đầu thực hiện từ tháng 6 tới; như chính sách nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% tại các công ty cổ phần chưa niêm yết, việc khởi động thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM), hay khả năng mở rộng thời gian và cơ chế giao dịch…
Trước những quan tâm này, hy vọng buổi giao lưu trực tuyến sẽ góp phần định hướng và cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư.
Khách mới của chúng tôi gồm:
- Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, người phát ngôn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital.
- Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Vietnam Asset Management.
- Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
- Ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC).
- Ông Trịnh Thanh Cần, Giám đốc Nghiên cứu và phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Ông Nguyễn Sơn |
Ông Dominic Scriven |
Ông Nguyễn Xuân Minh |
Ông Nguyễn Hồng Nam |
Ông Quách Mạnh Hào |
Ông Trịnh Thanh Cần |
Vương Như Mai - Nữ 36 tuổi - Nhà đầu tư: Xin kính chào các diễn giả. Tôi xin đặt một giả thiết rằng sau những chuyển động tốt từ tháng 3 trở lại đây, thị trường chứng khoán sẽ bước vào đợt phục hồi thực sự và thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng đó cũng là môi trường để có thể tái diễn làn sóng phát hành tăng vốn, pha loãng giá trị cổ phiếu và vấn đề chất lượng hàng hóa lại nổi lên như năm 2007. Và như thế, tính bền vững của phục hồi lại mong manh. Xin hỏi quan điểm của các diễn giả về giả thiết này như thế nào? Có biện pháp gì khắc phục không?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Nguyên Hương - Nữ 28 tuổi - BTV: Xin hỏi các các diễn giả: Theo hiểu biết và quan sát của các diễn giả, dòng tiền mới thời gian qua đổ vào thị trường có nguồn gốc từ đâu? Phần lớn từ tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân? Dòng tiền này có thể chịu tác động từ những yếu tố gì và ngược lại nó tác động như thế nào tới nội lực của thị trường?
Theo tôi, trên thị trường đang có hiện tượng làm giá cổ phiếu. Sự làm giá này được thực hiện bởi những nhóm người khác nhau. Theo các diễn giả có hiện tượng này không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân? Quan điểm của các ông trước việc làm này như thế nào?
Ông Quách Mạnh Hào:
Theo quan sát của tôi, dòng tiền vào thị trường chứng khoán thời gian qua bắt nguồn chủ yếu từ nguồn tiền rút ra khỏi thị trường trước đây và đã chờ đợi cơ hội thị trường hồi phục từ rất lâu. Theo quan điểm cá nhân tôi, thì các gói kích cầu của Chính phủ gần đây có vẻ như cũng là một nhân tố tích cực. Quan sát dòng tiền cụ thể hơn có thể thấy dòng tiền bắt đầu từ các nhà đầu tư cá nhân và trong khoảng thời gian gần đây thì bắt đầu có sự xuất hiện của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài. Một vấn đề nữa là dòng tiền có vẻ như đang dịch chuyển từ những cổ phiếu rủi ro (vốn hóa nhỏ, tăng/giảm nhanh hơn các chỉ số) sang những cổ phiếu blue-chip. Sự xuất hiện của dòng tiền lớn vào thị trường chắc chắn là một đấu hiệu tốt thể hiện rằng sự quan tâm của các nhà đầu tư tới đầu tư chứng khoán đang trở lại và quan trọng hơn đó chính là niềm tin của các nhà đầu tư đã lớn hơn rất nhiều. Theo chỉ số niềm tin nhà đầu tư mà tôi xây dựng thì niềm tin của nhà đầu tư đã tăng mạnh nhất vào cuối tháng 3/2009 kể từ tháng 1/20007 và đây là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo sự hồi phục của thị trường. Tôi nghi rằng việc làm giá có thể là có, nhưng rõ ràng đó không phải là công việc của chúng ta. Với tư cách là một nhà phân tích đôi khi tôi cũng nhận thấy những dịch chuyển rất đặc biệt của một vài cổ phiếu và tôi cũng chỉ coi đó là những cơ hội trên thị trường như bất cứ một cơ hội nào khác.
Nguyễn Hoài Hương - Nữ 31 tuổi - Kế toán: Xin chào các diễn giả. Xin cảm ơn VnEconomy đã tạo điều kiện để chúng tôi tìm những thông tin có thể giải đáp thắc mắc của mình. Những phiên giao dịch vừa qua, khối đầu tư nước ngoài bất ngờ tăng cường mua vào rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất kể từ thời điểm cuối năm 2007, đặc biệt trong phiên ngày 6/5. Các chuyên gia có thể bình luận về diễn biến này không, có thể giải thích vì sao không? Trân trọng cảm ơn.
Ông Nguyễn Sơn:
Trước hết, tôi xin chào các độc giả của VnEconomy trong buổi giao lưu hôm nay. Về câu hỏi của bạn, về diễn biến trong phiên giao dịch gần đây với sự tăng lên bất ngờ về giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài, tôi xin trao đổi một số ý kiến như sau: Do những diễn biến của thị trường quốc tế cuối 2008 và đầu 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh bán ra nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình. Trong đó có một số lượng lớn cổ phiếu có tính thanh khoản cao và các trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, qua các số liệu về dòng tiền chuyển ra khỏi Việt Nam, thì tỷ trọng rất thấp so với giá trị danh mục giải ngân. Điều đó chứng tỏ dòng vốn vẫn nằm tại Việt Nam và đây là thời điểm hợp lý để họ mua vào cổ phiếu của các danh mục mới. Mặc khác, các tổ chức tài chính nước ngoài cũng đã có những giải pháp giảm thiểu khả năng khó khăn của mình, nên sức ép rút vốn đối với các khoản đầu tư tại Việt Nam không lớn như trước đây. Đây là lý do việc nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh mua vào trong nửa cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Ngoài ra, các số liệu về báo cáo tài chính quý 1/2009, nhìn chung tình hình các doanh nghiệp có khả quan hơn so với các nhận định hồi đầu năm, và đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài cũng lạc quan hơn về thị trường Việt Nam.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các diễn giả, về phân tích kỹ thuật, hiện đã chắc chắn xu hướng xuống đã kết thúc chưa (cho biết cơ sở để khẳng định)?
Ông Quách Mạnh Hào: Rất khó để trả lời bất cứ một điều gì chắc chắn, tuy nhiên quan điểm của tôi là thị trường đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất. Quan điểm của tôi dựa trên việc quan sát chỉ số niềm tin nhà đầu tư mà tôi xây dựng. Những phân tích kỹ thuật sẽ giúp tôi xác định được những điểm dừng trong một xu thế tăng điểm dài hạn đang hình thành.
Lê Huy Trang - Nam 35 tuổi - Kinh doanh bất động sản: Xin chào các diễn giả. Tôi và có lẽ nhiều người khác vẫn thắc mắc về nguồn tiền đổ vào thị trường rất mạnh trong thời gian gần đây. Các diễn giả có thể giải thích giúp nó xuất phát từ những nguồn nào? Có cơ sở nào để nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trở lại mạnh không?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên? Và nếu hứa hẹn những chuyển biến lạc quan của kinh tế vĩ mô thì chứng khoán sẽ phản ánh trước như ta thường nói? Trân trọng cám ơn.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Có nhiều lý do để kỳ vọng rằng tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ khởi sắc hơn trong quý 2/2009. Theo các nghiên cứu của bộ phận phân tích chứng khoán Bản Việt thì giá trị xuất khẩu và sản xuất công nghiệp- hai nhân tố chính hỗ trợ cho tăng trưởng GDP vẫn được duy trì ở mức khá tốt.
Sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng 3,3% so với cùng kỳ. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong số rất ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp dương trong quý 1/2009. Trong khi đó, gói kích thích kinh tế của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với gói kích thích kinh tế của Việt Nam.
Quốc gia/Vùng lãnh thổ | (%) |
Trung Quốc |
11.0 |
Việt Nam |
2.1 |
Ấn Độ |
-0.5 |
Indonesia |
-2.8 |
Philippines |
-15.5 |
Malaysia |
-20.2 |
Singapore |
-20.9 |
Đài Loan |
-37.5 |
Nhật Bản |
-30.1 |
Hang Nga - Nữ 32 tuổi - : 1. Có một số ý kiến cho rằng điều nguy hiểm nhất hiện nay là chúng ta đang nghĩ là giai đoạn tồi tệ nhất của nền kinh tế đã qua đi. Xin cho biết ý kiến của các ông. 2. Câu hỏi cho ông Dominic Scriven, ông Minh: Các quỹ các ông đang quản lý tham gia mua ở trên thị trường chưa? Nếu chưa thì các ông dự định khi nào có thể mua lại trên thị trường? Ngày 6/5 chứng kiến khối nước ngoài mua rất lớn, các ông nhận định thế nào về điều này? 3. Câu hỏi cho ông Nam: Thống kê từ khách hàng môi giới của SSI đã cho thấy sự tham gia mua tích cực từ các tổ chức chưa? 4. Câu hỏi chung cho các ông: Các ông nhận định thế nào về xu hướng đang tăng của lãi suất và khả năng quay trở lại của lạm phát. Bản thân là cá nhân khi thực hiện tiêu dùng trong thời gian gần đây, tôi nhận thấy các mặt hàng vẫn trong xu hướng tăng giá, theo các ông đó là biểu hiện tốt (tiêu dùng nhiều hơn như chủ trương kích cầu của Chính phủ) hay là biểu hiện đáng lo ngại của lạm phát quay trở lại? 5. Ý kiến của ông Dominic Scriven về stress test của chứng khoán Mỹ. Theo ông stress test có khách quan và thực chất không? Có thể sử dụng kết quả để đánh giá thực trạng sức khoẻ của các ngân hàng Mỹ không? 6. Câu hỏi cho ông Nam: là người nắm rõ lượng tiền chảy vào các tài khoản của nhà đầu tư, ông nhận định gì về thị trường trong thời gian tới thông qua khối lượng tiền chảy vào các tài khoản chứng khoán?
Ông Dominic Scriven:
Tuy nhiên, vì tin chắc toàn cầu trong đợt suy thoái này chúng ta nên thận trọng.
Nguyễn Hoài Hương - Nữ 31 tuổi - Kế toán: Xin chào các diễn giả. Xin cảm ơn VnEconomy đã tạo điều kiện để chúng tôi tìm những thông tin có thể giải đáp thắc mắc của mình. Những phiên giao dịch vừa qua, khối đầu tư nước ngoài bất ngờ tăng cường mua vào rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất kể từ thời điểm cuối năm 2007, đặc biệt trong phiên ngày 6/5. Các chuyên gia có thể bình luận về diễn biến này không, có thể giải thích vì sao không? Trân trọng cảm ơn.
Ông Quách Mạnh Hào:
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên? Và nếu hứa hẹn những chuyển biến lạc quan của kinh tế vĩ mô thì chứng khoán sẽ phản ánh trước như ta thường nói? Trân trọng cám ơn.
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Mai Nguyên - Nữ 38 tuổi - Chuyên viên tư vấn nhân sự: Trên thị trường chứng khoán vẫn thường nói đến khái niệm "dòng tiền thông minh". Có thể hiểu khái niệm này một cách tổng quát và đơn giản. Nhưng với thực tế biến động khó lường của thị trường chứng khoán, theo các chuyên gia, đâu là những yếu tố cần có của một "dòng tiền thông minh"? Trân trọng cảm ơn.
Ông Quách Mạnh Hào:
Họ là người thực hiện các chiến lược đầu tư khác biệt so với việc mua để giữ thông thường. Người ta tin rằng, khi những tổ chức này tham gia vào thị trường thì đó chính là lúc thị trường đang trong xu thế phục hồi.
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Nguyễn Sơn:
Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam hội nhập vào các nền kinh tế quốc tế theo lộ trình WTO; Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi với việc đẩy mạnh cải cách sắp xếp khu vực doanh nghiệp Nhà nước, điều đó thu hút các nhà đầu tư quốc tế .
Mặt khác, do thị trường chứng khoán quốc tế suy giảm, giá cổ phiếu ở một số thị trường khác có lợi thế hơn Việt Nam do chỉ số P/E xuống thấp, điều đó cũng giảm sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực khắc phục sự suy thoái kinh tế của Chính phủ Việt Nam thông qua các gói kích thích kinh tế bước đầu cũng đã phát huy hiệu quả, khu vực doanh nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng số liệu tài chính quý 1/2009 đã cải thiện rõ rệt so với năm 2008.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam, khẳng định tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước thông qua việc cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nhằm tạo ra sự minh bạch, cũng sẽ kích thích đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Và theo tôi, đây là những lợi thế đáng kể của Việt Nam vào thời điểm hiện nay.
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Ngoài ra, so với thời điểm nóng năm 2007, giá chứng khoán trên thị trường hiện nay đã gần hơn với giá trị thực.
Mai Nguyên - Nữ 38 tuổi - Chuyên viên tư vấn nhân sự: Trên thị trường chứng khoán vẫn thường nói đến khái niệm "dòng tiền thông minh". Có thể hiểu khái niệm này một cách tổng quát và đơn giản. Nhưng với thực tế biến động khó lường của thị trường chứng khoán, theo các chuyên gia, đâu là những yếu tố cần có của một "dòng tiền thông minh"? Trân trọng cảm ơn.
Ông Dominic Scriven:
Lê Quang Thái - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các đại diện của các tổ chức đầu tư tham gia diễn đàn trực tuyến. Khi thị trường khởi sắc và đi lên mạnh như hiện nay, động cơ giải phóng danh mục, áp lực giải phóng để lấy lại giá trị trích lập dự phòng, thậm chí để thoát khỏi những hệ quả đầu tư trong năm 2008, như thế nào? Cá nhân tôi cho rằng có mối quan hệ nghịch trong vấn đề này, nhiều tổ chức khác cũng mong thị trường lên để thực hiện động cơ đó. Theo đó, thị trường đang chịu ám ánh về một cơn lũ xả hàng gần với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008. Với quan điểm đó, tôi lo ngại cho đợt phục hồi lần này. Xin được các diễn giả chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn.
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Khi nhà đầu tư thấy giá cao sẽ bán, thấy thấp sẽ mua. Nếu mọi người cùng quan điểm quá cao hoặc quá thấp thị trường sẽ đóng băng. Do đó nếu thị trường tăng giá có tổ chức bán ra, có tổ chức mua vào là chuyện bình thường.
Pham Thu Ha - Nữ 28 tuổi - tự do: Có chuyên gia dự đoán VN-Index sẽ lên 400 điểm rồi quay đầu giảm xuống lại 260 điểm. Xin cho hỏi, các chuyên gia nhận định như thế nào về ý kiến trên và VN-Index sẽ có xu hướng như thế nào trong tuần tới?
Ông Quách Mạnh Hào:
Tôi nghĩ rằng, mỗi chuyên gia có một quan điểm khác nhau, dựa trên những công cụ riêng của họ. Bạn hẳn đã cũng nghe các mức điểm khác nữa chứ không chỉ là 400 điểm.
Cá nhân tôi cho rằng, VN-Index cần phải kiểm tra mức kháng cự trong vùng 368 - 371 điểm trước khi hướng tới mục tiêu 388-390 điểm.
Trong tuần tới, tôi cho rằng VN-Index sẽ dịch chuyển trong vùng giữa hai dải nêu trên. Nếu bạn quan tâm cụ thể tới những phân tích hàng ngày của tôi, bạn có thể truy cập vào địa chỉ www.quachhao.com, mục “My technical view”.
Nguyễn Hoài Hương - Nữ 31 tuổi - Kế toán: Xin chào các diễn giả. Xin cảm ơn VnEconomy đã tạo điều kiện để chúng tôi tìm những thông tin có thể giải đáp thắc mắc của mình. Những phiên giao dịch vừa qua, khối đầu tư nước ngoài bất ngờ tăng cường mua vào rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất kể từ thời điểm cuối năm 2007, đặc biệt trong phiên ngày 6/5. Các chuyên gia có thể bình luận về diễn biến này không, có thể giải thích vì sao không? Trân trọng cảm ơn.
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Theo tôi, việc các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua cho thấy các tổ chức nước ngoài đã quan tâm trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng không có nghĩa là tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều đầu tư dài hạn, đầu tư theo giá trị mà họ cũng có thể mua bán theo sóng.
Ông Dominic Scriven:
Tuy nhiên, hơn một năm nay chúng ta đã thấy các nhà đầu tư nước ngoài dần dần rút tiền về nước và việc đó không thể tiếp tục mãi. Đặc biệt khi thế giới đang nhấn mạnh đến khả năng phục hồi trước của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, và nhiều vấn đề còn tồn tại tại các nước phát triển.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin được hỏi ông Dominic, ông có thể cho biết nguồn vốn bằng tiền mặt của ông hiện còn bao nhiêu (xin được trả lời thật). Cám ơn ông!
Ông Dominic Scriven: Tiền mặt cá nhân của tôi thì hơi ít, còn về công ty, tại các quỹ tập trung vào thị trường chứng khoán, chúng tôi còn dư trên 100 triệu USD một chút.
Phạm Thị Hân - Nữ 27 tuổi - nhân viên: Xin hỏi ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Trên báo VnEconomy, ông có đưa ra nhận định: "Thời điểm phục hồi của kinh tế Việt Nam là giữa năm 2010 và thị trường chứng khoán cũng sẽ hồi phục theo sự hồi phục của nền kinh tế". Vậy dựa vào đâu để ông đưa ra nhận định đó trong khi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng chưa có lối thoát? Và thị trường chứng khoán thế giới cũng vậy? Có thể hiểu nhận định của ông trong giả thiết là nền kinh tế Việt Nam độc lập với nền kinh tế thế giới? Xin chân thành cảm ơn!
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Kinh tế thế giới hiện đã có những dấu hiệu tích cực, đặc biệt đối với một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ có thể kết thúc trong năm 2009 (gần đây nhất thì Ben Bernanke dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2010).
Sự phục hồi của kinh tế của Việt Nam có độ trễ nhất đinh do đó tôi tin rằng kinh tế sẽ phục hồi vào giữa năm 2010. Khi đó thị trường chứng khoán cũng sẽ phục hồi, các hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp mới có thể thực hiện thành công và hiệu quả.
Hoang Van Ti - Nam 45 tuổi - tu do: Được biết, các tổ chức lớn thường mua bán cổ phiếu dựa trên giá trị nền tảng thông qua DCF model, vậy cho tôi hỏi so với thời điểm Index ở ngưỡng 234-270 điểm, hiện nay cần điều chỉnh giá thật như thế nào? Trong DCF model để thấy rằng nên mua cổ phiếu vào lúc này hay không? Xin cảm ơn!
Ông Quách Mạnh Hào:
Nhưng trong điều kiện thị trường xu hướng tăng và niềm tin nhà đầu tư cải thiện, mức độ rủi ro đã giảm và do vậy, tỷ lệ chiết khấu (lợi nhuận kỳ vọng) giảm làm cho giá trị cổ phiếu tăng.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng dòng tiền có thể không thay đổi nhưng chỉ cần quan điểm về rủi ro thay đổi thì giá trị cổ phiếu sẽ thay đổi theo.
Ha Van Dai - Nam 34 tuổi - kinh doanh: Xin hỏi ông Dominic Sriven: Theo ông, so sánh với mặt bằng trên thế giới thì tốc độ tăng trưởng dương của GDP Việt Nam có khiến các nhà đầu tư gián tiếp quan tâm hơn so với các nền kinh tế tăng trưởng âm trong năm nay không?
Ông Dominic Scriven:
Tuy nhiên, không phủ nhận rằng mức độ giảm tốc của Việt Nam năm nay cũng khá lớn. Có lẽ các nhà đầu tư sẽ không tập trung lắm vào kết quả của một năm cụ thể và sẽ dựa vào xu hướng qua một số năm.
Chúng tôi vẫn đánh giá xu hướng các năm tới của nền kinh tế Việt Nam tương đối lạc quan dựa vào vay nợ nước ngoài thấp. Tổng tín dụng nội địa và nợ ngân sách tương đối thấp, khả năng cạnh tranh vẫn ấn tượng; và thị trường tiêu thụ nội địa bền vững.
Lê Quang Thái - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các đại diện của các tổ chức đầu tư tham gia diễn đàn trực tuyến. Khi thị trường khởi sắc và đi lên mạnh như hiện nay, động cơ giải phóng danh mục, áp lực giải phóng để lấy lại giá trị trích lập dự phòng, thậm chí để thoát khỏi những hệ quả đầu tư trong năm 2008, như thế nào? Cá nhân tôi cho rằng có mối quan hệ nghịch trong vấn đề này, nhiều tổ chức khác cũng mong thị trường lên để thực hiện động cơ đó. Theo đó, thị trường đang chịu ám ánh về một cơn lũ xả hàng gần với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008. Với quan điểm đó, tôi lo ngại cho đợt phục hồi lần này. Xin được các diễn giả chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Tôi chia sẻ một phần quan điểm của anh. Với xu hướng thị trường tăng nóng như thời gian qua, cùng với mức phục hồi hơn 50% của thị trường so với mức đáy thiết lập vào cuối tháng 2/2009 thì tâm lý “xả hàng để chốt lời” sẽ khó tránh khỏi khi lợi nhuận của nhiều cổ phiếu đã vượt kỳ vọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên tôi cho rằng mức độ điều chỉnh của thị trường sẽ không quá sâu do dòng tiền sẽ tiếp tục ở lại với chứng khoán – vào những cổ phiếu thực sự tốt, ổn định và có tiềm năng tăng trưởng, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại của nền kinh tế và doanh nghiệp. Theo tôi, thị trường đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất khi những thông tin vĩ mô trong và ngoài nước đã dần dần đi vào kiểm soát. Tôi cho rằng, giai đoạn trước, nhiều nhà đầu tư đã trở nên quá thận trọng và nắm giữ tiền mặt quá mức cần thiết. Các nhà đầu tư hiện nay không phải chịu nhiều áp lực để tăng lượng tiền mặt nắm giữ. Thay vào đó, chiến lược đầu tư hiện nay bắt đầu trở lại với việc lựa chọn các cổ phiếu tốt, có nhiều triển vọng phục hồi và vượt qua các khó khăn nội tại của nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, cơn lũ xả hàng với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008 sẽ khó xảy ra do tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại đã có nhiều điểm khác biệt so với thời điểm giữa năm 2008 khi Việt Nam đang phải đối đầu với tình hình lạm phát cao, thâm hụt thương mại nặng nề.
Lê Quang Thái - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các đại diện của các tổ chức đầu tư tham gia diễn đàn trực tuyến. Khi thị trường khởi sắc và đi lên mạnh như hiện nay, động cơ giải phóng danh mục, áp lực giải phóng để lấy lại giá trị trích lập dự phòng, thậm chí để thoát khỏi những hệ quả đầu tư trong năm 2008, như thế nào? Cá nhân tôi cho rằng có mối quan hệ nghịch trong vấn đề này, nhiều tổ chức khác cũng mong thị trường lên để thực hiện động cơ đó. Theo đó, thị trường đang chịu ám ánh về một cơn lũ xả hàng gần với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008. Với quan điểm đó, tôi lo ngại cho đợt phục hồi lần này. Xin được các diễn giả chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn.
Ông Dominic Scriven:
Về mặt hạch toán, theo quy định của Việt Nam cũng như thế giới, các khoản đầu tư xuống dưới giá trị đầu tư thì chúng ta phải dự phòng. Đó chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của các công ty trong năm vừa qua. Nếu chúng ta chấp nhận khái niệm này thì chúng ta cũng nên chấp nhận khái niệm mà giá chứng khoán lên trên mức giá mà chúng ta đã dự phòng. Lúc đó chúng ta nên hoà nhập lại những khoản dự phòng đó.
Vấn đề này sẽ là một nguồn dư luận trong năm 2009. Một là tiến độ hoàn lại như thế nào? Theo quý, tháng hay năm. Hai là ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ở chỗ nếu như năm 2008 khoản dự phòng là chi phí tài chính thì năm nay hoà nhập lại là thu nhập tài chính. Ghi chú: thu nhập tài chính này cũng chịu thuế.
Trong năm nay, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ báo cáo tài chính để xem lợi nhuận khoản nào là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và khoản nào là từ hoạt động tài chính.
Còn khái niệm thứ hai liên quan đến ý đồ của các công ty để bán những khoản đầu tư nhằm thể hiện khoản lợi nhuận nếu có thì sẽ phụ thuộc vào tình hình của từng công ty một. Có lẽ sẽ có một số công ty đã đầu tư theo tinh thần lạc quan nhưng hiện giờ thấy hơi chán những khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, cụ thể thì rất khó lường.
Che - Nam 24 tuổi - Sinh Viên: Xin hỏi ông Sơn: Thị trường OTC thời gian vừa qua đã có 1 số "sự cố" đáng tiếc, Ủy ban Chứng khoán đã có những qui định và hỗ trợ gì để tránh những thiệt hại đáng tiếc như thế cho nhà đầu tư? Tiến trình xây dựng thị trường OTC của Ủy ban đã tới đâu? Chừng nào có thể thực hiện được lời hứa của Ủy ban để có một "chợ OTC tập trung" ( nhằm minh bạch hóa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư), đáp lại mong mỏi của họ?
Ông Nguyễn Sơn:
Những sự cố mà công luận nêu trong thời gian gần đây về việc mất khả năng thanh toán ở một số giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết do nhà đầu tư giao dịch tại một số sàn giao dịch không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý là điều đáng tiếc mà chúng ta có thể tiên lượng được từ trước. Bởi lẽ các giao dịch này dựa trên cơ chế niềm tin mà không có cổ phiếu giao dịch thực sự (bán khống) cũng như một cơ chế đảm bảo về khả năng thanh toán, nên dẫn đến lừa đảo mất khả năng thanh toán là điều dễ hiểu. Để khắc phục tính tự phát của thị trường và hạn chế thị trường tự do (grey market), cơ quan quản lý đang đẩy nhanh việc đưa vào hoạt động của thị trường đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) theo nguyên tắc các chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết phải được đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Nhà đầu tư mua bán chứng khoán chưa niêm yết phải mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh toán các giao dịch (cổ phiếu và tiền). Dự kiến, thị trường UPCOM sẽ được vận hành vào tháng 6/2009. Ngoài ra, để hỗ trợ thêm nhà đầu tư có cơ sở giao dịch các chứng khoán khác, cơ quan quản lý cũng đang nghiên cứu xây dựng một thị trường giao dịch OTC đúng nghĩa thông qua các công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch về trung tâm kiểm soát OTC tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Nguyễn Đức Nguyên - Nam 20 tuổi - Sinh Viên: Thưa anh Hồng Nam, theo nhận định của bản thân anh thì tình hình của Vn-Index cuối tuần này và trong tuần tới đây sẽ diễn biến như thế nào?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Thị trường có lẽ đang chờ đợi những động thái tiếp theo của Chính phủ Hoa Kỳ, và như vậy sẽ ít có khả năng tăng mạnh mà sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các diễn giả, về phân tích kỹ thuật, hiện đã chắc chắn xu hướng xuống đã kết thúc chưa (cho biết cơ sở để khẳng định)?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Chứng khoán lên hay xuống phụ thuộc hoàn toàn vào sức khoẻ của nền kinh tế (của doanh nghiệp) và sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Mọi điều bất ngờ có thể xảy ra đối với thị trường chứng khoán, bởi vậy việc ứng phó với bất kỳ trường hợp nào xảy ra là một nguyên tắc cơ bản của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc thị trường vượt lên SMA-200 vào ngày 7/5, cho chúng ta những kỳ vọng cao hơn. Và VN-Index 235 có thể là đáy thị trường.
Lê Quang Thái - Nam 40 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi các đại diện của các tổ chức đầu tư tham gia diễn đàn trực tuyến. Khi thị trường khởi sắc và đi lên mạnh như hiện nay, động cơ giải phóng danh mục, áp lực giải phóng để lấy lại giá trị trích lập dự phòng, thậm chí để thoát khỏi những hệ quả đầu tư trong năm 2008, như thế nào? Cá nhân tôi cho rằng có mối quan hệ nghịch trong vấn đề này, nhiều tổ chức khác cũng mong thị trường lên để thực hiện động cơ đó. Theo đó, thị trường đang chịu ám ánh về một cơn lũ xả hàng gần với làn sóng giải chấp như giữa năm 2008. Với quan điểm đó, tôi lo ngại cho đợt phục hồi lần này. Xin được các diễn giả chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn.
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Vì thế, khi thị trường hồi phục quá nhanh và quá nóng thì việc bán ra cổ phiếu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp để tái cơ cấu danh mục đầu tư là việc có thể xảy ra.
Lê Trọng Bá - Nam 25 tuổi - Sinh viên: Xin hỏi Ông Dominic Scriven: Theo ông, tại sao các quỹ đầu tư nước ngoài lại tháo chạy trước thời điểm VN-Index bắt đầu đi lên? Phải chăng họ không hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam hay vì thị trường chứng khoán vô tình như thời tiết? Xin cảm ơn Ông!
Ông Dominic Scriven:
Xét vì cú sốc trên toàn cầuhai năm nay, chúng ta không ngạc nhiên lắm khi thấy quá trình cơ cấu lại tại các công ty đầu tư, kể cả các danh mục đầu tư vẫn còn tiếp tục. Mà những yếu tố đó có thể độc lập với tình hình cụ thể tại Việt Nam.
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Quách Mạnh Hào:
Tôi thực sự chưa rõ ý của "ngôi sao đang lên" theo nghĩa nào, tuy nhiên cảm nhận của tôi có vẻ như là trong điều kiện kinh tế toàn cầu phát triển thì nền kinh tế Việt Nam được cho là có triển vọng tăng trưởng cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Những người nói câu đó dường như đã rất lạc quan vào nền kinh tế tại thời điểm đó.
Khi đó, đầu tư vào Việt Nam rõ ràng là một cơ hội mang lại lợi nhuận lớn hơn. Nhưng như bạn đã thấy, cơ hội lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với rủi ro quá lớn khi kinh tế thế giới suy thoái. Diễn biến của thị trường thời gian qua đã minh chứng cho điều này.
Nguyễn Đức Trung - Nam 26 tuổi - Sinh Vien: Tại sàn HASTC, với 4 phiên liên tiếp khối lượng lớn. Ngày 5, 6, 7, 8 khối lượng lần lượt là 24 triệu, 39 triệu, 25 triệu, 28 triệu. Liệu sang tuần thị trường chứng khoán sẽ ra sao? Liệu thị trường có hấp thụ hết được khối lượng lớn như vậy không? Liệu HASTC-Index có thể test lại mốc 110 điểm lại trong khoảng 18 - 22/5 không?
Ông Quách Mạnh Hào:
Tuy nhiên, với niềm tin đang ở mức cao như hiện tại thì những sự điều chỉnh đó có thể chỉ làm chậm lại quá trình tăng điểm và rất khó để kéo thị trường về thời những mức thấp như bạn nói.
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên? Và nếu hứa hẹn những chuyển biến lạc quan của kinh tế vĩ mô thì chứng khoán sẽ phản ánh trước như ta thường nói? Trân trọng cám ơn.
Ông Nguyễn Sơn:
Như đã trao đổi ở trên, diễn biến về tình hình kinh tế Việt Nam trong quý 1/2009 có nhiều khả quan và dự báo các chỉ số của quý 2/2009 có nhiều khởi sắc. Đối với thị trường chứng khoán, bức tranh phản ánh của nền kinh tế cũng sẽ có những biến động theo diễn biến chung.
Tuy nhiên, diễn biến kinh tế thế giới vẫn còn nhiều phức tạp, đặc biệt là đại dịch H1N1 bùng phát gần đây hoặc những khó khăn vẫn còn bất ổn đối với hệ thống các ngân hàng Mỹ cũng như nguy cơ về khả năng lạm phát cao ở Việt Nam cho những tháng cuối năm, là những thách thức mà chúng ta cần lưu ý.
Bùi Anh Thiện - Nam 28 tuổi - Kế toán: Năm 2007, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam là "ngôi sao đang lên", nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn so với nhiều thị trường trên thế giới... Theo các diễn giả, yếu tố "hơn" đó hiện nay như thế nào, và đâu là những điểm "kém"? Mong được các chuyên gia giải đáp.
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Ngoài ra, so với thời điểm nóng năm 2007, giá chứng khoán trên thị trường hiện nay đã gần hơn với giá trị thực.
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên? Và nếu hứa hẹn những chuyển biến lạc quan của kinh tế vĩ mô thì chứng khoán sẽ phản ánh trước như ta thường nói? Trân trọng cám ơn.
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Tuy nhiên cũng có nhiều tín hiệu tốt từ nền kinh tế như lạm phát đã giảm xuống mức 1 con số, sản xuất công nghiệp bắt đầu tăng trở lại trong tháng 4, sức mua tiêu dùng vẫn rất khả quan... Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trên thế giới cho thấy thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế.
Những chuyển biến tích cực vừa qua trên thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
Nguyen Thai Dung - Nam 30 tuổi - ky su: Tôi có một câu hỏi dành cho ông Nguyễn Sơn: Khác với năm 2008, trong nửa đầu năm 2009 giới đầu tư thấy rất ít dấu ấn của Ủy ban Chứng khoán trên thị trường, cũng như những kế hoạch xây dựng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới, ngoại trừ kế hoạch UPCOM vào tháng 6 tới đã được thông báo từ lâu. Có ý kiến cho rằng "Vai trò của Ủy ban Chứng khoán trong thời gian qua là khá mờ nhạt". Xxin được hỏi ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Sơn:
Như bạn thấy, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009 có sự khác biệt rất lớn với năm 2008. Chính điều này dẫn đến các chính sách điều chỉnh của cơ quan quản lý cũng có sự thay đổi theo, tránh can thiệp mang tính hành chính. Năm 2009, chính sách từ cơ quan quản lý tập trung vào việc tái cấu trúc thị trường qua đó sẽ cho ra đời thị trường trái phiếu chuyên biệt và thị trường giao dịch của cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết vào tháng 6 tới. Ngoài ra, yếu tố công nghệ của các sở giao dịch, trung tâm giao dịch và trung tâm lưu ký cũng được đẩy mạnh để thực hiện các giao dịch trực tuyến và rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch. Sắp tới cơ chế pháp lý sẽ cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch và thực hiện một số trường hợp mua bán trong cùng phiên, cũng như kéo dài thêm thời gian giao dịch cho phù hợp với thời gian giao dịch của các thị trường châu Á, cũng sẽ góp phần cải thiện tính thanh khoản của thị trường. Mặt khác, việc tăng cường quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi đối với các vi phạm trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua và trong thời gian tới cũng sẽ góp phần đem lại sự minh bạch cho thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Nguyễn Thị Thu - Nữ 23 tuổi - Mkt: Xin chào các diễn giả. Theo quan điểm của các ngài, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong những ngày gần đây có phải do nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục và tăng trưởng?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Sự tăng điểm của thị trường trong thời gian vừa qua phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Hải - Nam 42 tuổi - Kỹ sư: Gần đây tôi thấy một số dự báo của các nguồn thông tin chính thống cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bắt đầu sáng sủa hơn trong quý 2. Tôi vẫn nghi ngờ khả năng này vì thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động. Xin hỏi ý kiến của các diễn giả về dự báo trên? Và nếu hứa hẹn những chuyển biến lạc quan của kinh tế vĩ mô thì chứng khoán sẽ phản ánh trước như ta thường nói? Trân trọng cám ơn.
Ông Quách Mạnh Hào:
Thị trường chứng khoán thực chất đã phản ánh sự kỳ vọng này trong thời gian qua. Tôi cho rằng, thị trường chứng khoán thường đi trước diễn biến của nền kinh tế khoảng một quý.
Phuong anh Le - Nữ 33 tuổi - Nghiên cứu: Vì sao chứng khoán Việt Nam tăng điểm mạnh như thế trong thời gian vừa qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi xuống? Liệu chứng khoán Việt Nam đã đến đáy cuối cùng hay còn nhiều đáy nữa ở phía trước?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Nếu bạn quan tâm thì có thể thấy giá chứng khoán của nhiều nước trên thế giới đều có mức hồi phục đáng kể (chứ không phải chứng khoán thế giới tiếp tục đi xuống) trong thời gian qua, điều này cũng phần nào tác động đến việc tăng giá của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo tôi đáy thấp nhất của thị trường đã xảy ra vào quý 1/2009 khi VN-Index ở mức 235 điểm.
Vương Như Mai - Nữ 36 tuổi - Nhà đầu tư: Xin kính chào các diễn giả. Tôi xin đặt một giả thiết rằng sau những chuyển động tốt từ tháng 3 trở lại đây, thị trường chứng khoán sẽ bước vào đợt phục hồi thực sự và thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng đó cũng là môi trường để có thể tái diễn làn sóng phát hành tăng vốn, pha loãng giá trị cổ phiếu và vấn đề chất lượng hàng hóa lại nổi lên như năm 2007. Và như thế, tính bền vững của phục hồi lại mong manh. Xin hỏi quan điểm của các diễn giả về giả thiết này như thế nào? Có biện pháp gì khắc phục không?
Ông Dominic Scriven:
Ở góc độ vi mô tại Việt Nam, chúng ta không loại trừ khả năng các công ty sẽ huy động vốn bằng nhiều hình thức trong đó có việc tăng vốn điều lệ. Chúng tôi rất hy vọng rằng các nhà đầu tư, kể cả các công ty sẽ không bỏ qua kinh nghiệm của 2 năm vừa rồi mà đã để ra thiệt hại lớn cho các cổ đông ở chỗ loãng giá EPS tại các công ty.
Con số thống kê của Dragon Capital cho thấy rằng lợi nhuận sau thuế của 50 công ty lớn trong 3 năm, từ 2007 - 2009 lần lượt tăng 91%, giảm (-) 19% và tăng 7%. Tuy nhiên, EPS đối với các năm đó tăng 49%, giảm (-) 35%, và tăng 4%. Chênh lệch 2 con số là do việc pha loãng từ vốn mới.
Nguyễn Văn Thảo - Nam 30 tuổi - Đầu tư tài chính chứng khoán: Các diễn giả có thể cho tôi biết phương pháp cơ bản để kiểm tra dòng tiền trên thị trường chứng khoán? Xin cảm ơn.
Ông Quách Mạnh Hào:
Tôi chỉ có những phương pháp ước lượng, chẳn hạn bạn có thể tính toán mức dư thừa và thiếu hụt cung cầu dòng tiền tại từng ngày cụ thể để từ đó tìm ra dòng tiền ròng. Đây là phương pháp tôi tự xây dựng để sử dụng trong phân tích, nhưng cũng phải thừa nhận rằng tôi cũng đưa ra rất nhiều giả định trong phương pháp này.
Vũ Mạnh Hà - Nam 28 tuổi - Nhân viên ngân hàng: Liệu nhà đầu tư nhỏ có khả năng tham gia thị trường trong lúc này hay không? Có rất nhiều nhận định cho rằng, các nhà đầu tư lớn đang thao túng thị trường. Vậy đà tăng trưởng của thị trường hiện nay có bền vững?
Ông Quách Mạnh Hào:
Tôi không nghĩ rằng các tổ chức đang thao túng thị trường mà đơn giản họ đang tham gia vào thị trường với một lượng tiền lớn và điều này ảnh hưởng tới diễn biến của thị trường. Thông thường, khi các nhà đầu tư tổ chức vào thị trường thì người ta tin rằng, thị trường đang trong tầm ngắm tăng trưởng dài hạn.
nguyen nhat cuong - Nam 30 tuổi - kinh doanh chung khoan: Xin chào các diễn giả và VnEconomy. Xin được hỏi ông Nguyễn Hồng Nam, theo quan điểm của ông, thị trường sẽ đạt đỉnh của sóng này là khoảng bao nhiêu điểm và thời điểm này tham gia thị trường (mua cổ phiếu blue-chip) có được không (giữ ngắn hạn)?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Việc đầu tư vào cổ phiếu nào còn phụ thuộc vào tiêu chí đầu tư cụ thể của mỗi nhà đầu tư. Bạn có thể liên hệ với SSI để được tư vấn cụ thể hơn.
Xuân Sơn - Nam 32 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi ông Dominic Scriven: Tại sao Dragon Capital lại liên doanh thành lập chung với Indochina Capital để “cứu” ICV vào lúc này? Ông nhận thấy hướng đi của các dòng tiền trong nền kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo xu thế nào? Ông dự báo ra sao dòng luân chuyển tiền tệ này trong vòng 12 tháng tới?
Xin hỏi ông Nam, ông Minh và ông Hào: Theo các ông, liệu có thể nói dòng luân chuyển tiền của nền kinh tế Việt Nam đang “trôi nổi vô bờ bến” ở thời điểm này được không? Vì sao?
Xin hỏi ông Thanh Cần: Có bao giờ ông nghĩ rằng những lợi thế hiện tại của Bản Việt là nguyên nhân chính dẫn đến những thành công của Bản Việt không? Tại sao? Xin chân thành cám ơn!
Ông Dominic Scriven:
Đó là 2 động cơ mà Chính phủ Việt Nam đã khởi động khá năng động. Tuy nhiên, về xu thế trong tương lai của 12 tháng tới, chúng ta vẫn phải chờ đợi yếu tố tổng cầu diễn ra như thế nào. Chúng tôi vẫn tương đối lạc quan về tổng cầu trong nước từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Còn tổng cầu từ các nền kinh tế bạn, nước ngoài như thế nào chúng ta vẫn phải chờ và theo dõi.
Vương Như Mai - Nữ 36 tuổi - Nhà đầu tư: Xin kính chào các diễn giả. Tôi xin đặt một giả thiết rằng sau những chuyển động tốt từ tháng 3 trở lại đây, thị trường chứng khoán sẽ bước vào đợt phục hồi thực sự và thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng đó cũng là môi trường để có thể tái diễn làn sóng phát hành tăng vốn, pha loãng giá trị cổ phiếu và vấn đề chất lượng hàng hóa lại nổi lên như năm 2007. Và như thế, tính bền vững của phục hồi lại mong manh. Xin hỏi quan điểm của các diễn giả về giả thiết này như thế nào? Có biện pháp gì khắc phục không?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Điều mấu chốt là phải phân tích và hiểu được giá trị đích thực (intrincsic value) của những cổ phiếu bạn muốn đầu tư chứ không nên mua bán theo tâm lý bầy đàn. Nếu một công ty phát hành IPO hoặc tăng vốn với giá quá cao (so với intrincsic value), điều đáng phải xảy ra là sẽ không có hoặc có ít nhà đầu tư tham gia. Nếu không có đủ người mua thì những đợt phát hành với giá cao sẽ không thể được thực hiện.
Do đó chính các nhà đầu tư có thể góp phần vào việc tránh cho các đợt phát hành cổ phiếu ồ ạt, pha loãng này xảy ra.
Vương Như Mai - Nữ 36 tuổi - Nhà đầu tư: Xin kính chào các diễn giả. Tôi xin đặt một giả thiết rằng sau những chuyển động tốt từ tháng 3 trở lại đây, thị trường chứng khoán sẽ bước vào đợt phục hồi thực sự và thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng đó cũng là môi trường để có thể tái diễn làn sóng phát hành tăng vốn, pha loãng giá trị cổ phiếu và vấn đề chất lượng hàng hóa lại nổi lên như năm 2007. Và như thế, tính bền vững của phục hồi lại mong manh. Xin hỏi quan điểm của các diễn giả về giả thiết này như thế nào? Có biện pháp gì khắc phục không?
Ông Quách Mạnh Hào:
Vấn đề còn lại là các nhà đầu tư cũng phải phản ứng lại một cách thông minh, nghĩa là đánh giá giá trị cổ phiếu phát hành mới phải dựa trên cân nhắc yếu tố pha loãng hơn là bị chịu chi phối bởi sự tăng trưởng của VN-Index.
Nếu làm được như vậy thì có lẽ chúng ta sẽ không phải bận tâm tới tính bền vững của thị trường.
Đoàn Ngọc Huy - Nam 27 tuổi - Chuyên viên tài chính: Thị trường chứng khoán nước ta là thị trường mới phát triển, do vậy sự ổn định trên thị trường này không bằng các nước trong khu vực như Hong Kong, Singapore, Trung Quốc... Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải có một tổ chức “đại diện nhà nước và thành viên tham gia thị trường” để ổn định thị trường những lúc khó khăn nhằm tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. Tại Việt Nam có SCIC, nhưng với số vốn 5.000 tỷ đồng thì không không có khả năng bình ổn lúc thị trường khó khăn. Xin hỏi, Việt Nam có dự định thành lập Quỹ bình ổn thị trường không? Nếu có thì nên cho biết khi nào thì có thể tiến hành thành lập và khi nào kết thúc?
Ông Nguyễn Sơn:
Việc tạo lập một tổ chức đóng vai trò là quỹ bình ổn cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã được nghiên cứu từ trước. Trước đây, vào một số thời điểm nhất định, các thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Đài Loan cũng đã lập quỹ bình ổn để can thiệp vào thị trường. Tuy nhiên, tính hiệu quả không được như mong muốn. Việc hỗ trợ của SCIC đối với thị trường chứng khoán trong năm 2008 cũng ở mức độ nhất định, do đặc thù là một tổ chức tài chính Nhà nước về quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá nên họ phải tuân thủ các quy tắc về bảo toàn vốn, mặt khác nguồn tài chính cho hỗ trợ thị trường ở một mức độ nhất định nên khả năng can thiệp để điều chỉnh thị trường là không lớn. Việc xác lập một quỹ bình ổn thị trường ở Việt Nam hiện đang được cơ quan quản lý nghiên cứu theo hướng cần có sự hỗ trợ từ các trung gian tài chính tham gia thị trường, và vốn nhà nước thu được từ các nguồn thặng dư vốn do chênh lệch trong đấu giá cổ phần hoá doanh nghịêp Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ can thiệp vào thị trường cũng như cơ chế bình ổn để phát huy hiệu quả của quỹ bình ổn là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ để tránh thất thoát vốn nhà nước. Mới đây, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cử một đoàn công tác sang khảo sát thị trường chứng khoán Hồng Kông về kinh nghiệm trong việc lập quỹ bình ổn thị trường.
Jackie Nguyen - Nam 30 tuổi - Tự do: Xin hỏi SSI và TSC đã mua bao nhiêu cổ phiếu, ở những mã nào trong thời gian gần đây? Với hoạt động trading thì bao giờ có ý định bán ra?
Ông Quách Mạnh Hào:
Về cơ bản, chúng tôi đã nhận diện đúng xu thế tăng điểm của thị trường từ thời điểm đầu tiên và những hành động của chúng tôi cũng phù hợp với những nhận định đó.
Bùi Văn Thọ - Nam 35 tuổi - Kinh doanh: Xin hỏi các vị khách quý, Các vị khách có quan điểm thế nào về qui định T+3 và bán khống? Xin cảm ơn!
Ông Nguyễn Hồng Nam:
linh - Nam 28 tuổi - tai chinh: Xin hỏi ông Dominic Scriven: theo ông, nếu ông là một nhà đầu tư cá nhân, vào thời điểm hiện tại chúng ta có thể đầu tư dài hạn được chưa? Nếu đầu tư thì theo ông ngành nào sẽ được ông chọn lựa? Hiện nay tôi đang đầu tư vào HPG, FPT và SJS là 3 ngành tôi cho là hợp lý. Xin ông cho giúp ý kiến nhé, xin cảm ơn ông!
Ông Dominic Scriven:
Còn về danh mục, có lẽ chúng ta nghiên cứu cơ cấu danh mục để phản ánh những mức độ rủi ro khác nhau.
Ví dụ loại tương đối an toàn là các ngành phục vụ cho người tiêu dùng. Ngành này ít chịu sự tác động từ biến động của chính sách tiền tệ. Loạihai có thể là những ngành phản ánh những giá trị tài sản như bất động sản và ngân hàng. Loạiba là những ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng mà việc đầu tư bắt buộc phải dài hạn nhưng vững chắc.
Nguyễn Đức Nguyên - Nam 20 tuổi - Sinh Viên: Anh Nam có nhận xét gì về những gói kích cầu của chính phủ? Nó có chắc sẽ đem lại hiệu quả không? Anh nhận định như thế nào về ảnh hưởng của cuộc thanh tra 19 ngân hàng Mỹ sáng nay với thị trường chứng khoán nước ta?
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Theo tôi, kết quả của đợt thanh tra 19 ngân hàng Mỹ sẽ phần nào gây tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên tác động sẽ không mạnh giống như các vụ sụp đổ ngân hàng vừa qua tại Mỹ.
Huỳnh Hoàng Nam - Nam 17 tuổi - học sinh: Em hiện đang học tại Canada và rất thích về chứng khoán. Em rất muốn biết hiện trên mạng có website nào dạy chứng khoán trực tuyến không? vì sách vở thì cháu có thể tự đọc được, nhưng rất nhiều câu hỏi phát sinh không biết hỏi ai
Ông Quách Mạnh Hào: Trên Internet hiện nay có rất nhiều trang web cung cấp những thông tin miễn phí giúp chúng ta hiểu về thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán. Cách đơn giản nhất là bạn hỏi "Tiến sỹ" Google :)
Lê Sỹ Toản - Nam 37 tuổi - Cán bộ: Khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó người ta thường tham khảo vào các chỉ số ví dụ như chỉ số P/E chẳng hạn. Tuy nhiên, hiện nay một số cổ phiếu có chỉ số P/E rất tốt nhưng giá lại rất rẻ chẳng hạn như các cổ phiếu của các công ty than, gốm sứ lại không được nhà đầu tư quan tâm. Xin hỏi nguyên nhân?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Ví dụ như vị thế thị trường, tiềm năng tăng trưởng, chất lượng quản lý, văn hóa quản trị công ty, và cả những chỉ số đánh giá khác như ROE, P/B, EV/EBITDA...
The Vien - Nam 25 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi ông Quách Mạnh Hào. Theo ông thì phân tích kỹ thuật liệu áp dụng tốt ở Việt Nam. Ông là chuyên gia về phân tích kỹ thuật, vậy ông áp dụng đúng bao nhiêu % trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam?
Ông Quách Mạnh Hào:
Cá nhân tôi không có nhiều thời gian nên tôi rất quan tâm tới phân tích kỹ thuật, đặc biệt là với những cổ phiếu chịu ảnh hưởng cao bởi thị trường. Những phân tích của tôi có cả đúng và sai, nhưng rõ ràng khi tôi nói tôi quan tâm tới phân tích kỹ thuật nghĩa là tỷ lệ đúng nhiều hơn.
Nguyên Hương - Nữ 28 tuổi - BTV: - Xin hỏi ông Dominic: Từ những gì nhìn thấy trong chuyến đi Mỹ mới đây, ông đánh giá thế nào về triển vọng phục hồi của nền kinh tế nước này? Những diễn biến tích cực của chứng khoán mà chúng ta đang thấy là hợp lý hay đó chỉ là kết quả của sự lạc quan thái quá với thực tế?
Xin ông cho biết chi tiết về việc nhận quản lý danh mục đầu tư cho Indochine Capital. Việc này sẽ có lợi ích gì cho hai bên?
Ông Dominic Scriven:
Các nhà đầu tư Mỹ nếu không giỏi đã chịu thiệt hại lớn trong 2 năm vừa rồi tại các thị trường bất động sản và tài chính. Nhiều người thấy rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi thì vẫn có thể bị một số nhức đầu như phải giảm tiêu dùng, tăng tích luỹ ở cấp họ cũng như cấp quốc gia.
Nhiều người quan tâm đến các nền kinh tế mới nổi như châu Á. Một số họ đã đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa đầu tư vào Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng một số nhà đầu tư, về mặt lý thuyết, đang quan tâm đến cơ hội tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không có nhà đầu tư nào dám quyết định vội vàng, và họ cẩn trọng hơn trước đây cả về lợi nhuận mong đợi lẫn điều kiện giải ngân.
Nguyễn Lan Anh - Nữ 40 tuổi - Nhà đầu tư CK: Xin được hỏi ông Nguyễn Sơn: Thời gian gần đây thị trường chứng khoán có khối lượng giao dịch tăng đột biến, theo quan sát của chúng tôi có một dòng tiền ảo đang làm tăng sức nóng của thị trường, dòng tiền này do các nhà đầu tư được mua khống sau 3, 7, thậm chí 10 ngày mới phải thanh toán cho công ty chứng khoán. Điều này ông có biết không? Với sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính của các công ty chứng khoán, một số nhà đầu tư có cơ hội lũng đoạn thị trường (đặt lệnh mua khống khổng lồ), nếu T+3 mà các cổ phiếu đó xuống, thì với dòng tiền lớn họ có thể dễ dàng đẩy giá các cổ phiếu đó lên để bán, cứ như vậy, thị trường luôn bị thúc lên, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ luôn là người thiệt thòi.... Với tư cách là nhà tạo lập và quản lý thị trường, các ông đã có biện pháp gì để xử lý vấn đề này...? Xin cảm ơn.
Ông Nguyễn Sơn:
Tôi cũng có nhận được một số phản ảnh của nhà đầu tư về việc một số nhà đầu tư lớn dựa trên những diễn biến của thị trường để thực hiện hành vi giao dịch (mua, bán khống) chứng khoán niêm yết theo hình thức giao dịch nhưng không chuyển quyền sở hữu. Khi thị trường có dấu hiệu tốt họ mới thực sự giao dịch (bán, mua) chuyển quyền sở hữu. Về góc độ pháp luật, đây là hành vi vi phạm pháp lụât về giao dịch chứng khoán mà không thực hiện chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, để phát hiện các giao dịch này rất khó, bởi lẽ các nhà đầu tư dựa trên cơ sở tín chấp để giao dịch với nhau ngoài hệ thống mà không yêu cầu chuyển quyền sở hữu. Đây là một rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư vì pháp luật chỉ bảo vệ cho những người đứng tên chủ sở hữu cổ phiếu trong tài khoản lưu ký. Điều này cũng giống như việc mất khả năng thanh toán trên thị trường OTC trong thời gian gần đây. Do vậy, tôi chỉ có thể khuyến cáo với các nhà đầu tư không nên thực hiện các giao dịch này để tránh những rủi ro không đáng có về sau.
Ha Van Dai - Nam 34 tuổi - kinh doanh: Xin Mr. Dominic mô tả lại vắn tắt phương thức phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng 1929 - 1933. Theo ông, phương pháp nới lỏng tín dụng của các ngân hàng trung ương và tăng chi tiêu của các chính phủ có giúp nền kinh tế phục hồi thực sự hay chỉ làm cho sự hồi phục chỉ là tạm thời?
Ông Dominic Scriven:
Dù rằng nhiều người so sánh cuộc khủng hoảng này với cuộc khủng hoảng của những năm 30, nhưng lần này có khác biệt lớn, đó chính là chính sách của cac ngân hàng trung ương. Vào thời ấy, các ngân hàng trung ương đã siết chặt chính sách tiền tệ và bây giờ thì ngược lại, họ nới lỏng một cách mạnh mẽ. Theo lý thuyết bây giờ, tổng cầu trong tư nhân và các doanh nghiệp giảm, các thành phần nhà nước nhảy vào cuộc để tạo tổng cầu thay. Khá nhiều kinh tế gia đồng thuận với chính sách này. Tuy nhiên trong đó có một số thấy rằng tổng cầu nhà nước không thể thay thế cho tổng cầu tư nhân mãi. Nếu tổng cầu tư nhân không tự phục hồi thì việc phục hồi chung sẽ chấm dứt.
Nguyễn Hoài Hương - Nữ 31 tuổi - Kế toán: Xin chào các diễn giả. Xin cảm ơn VnEconomy đã tạo điều kiện để chúng tôi tìm những thông tin có thể giải đáp thắc mắc của mình. Những phiên giao dịch vừa qua, khối đầu tư nước ngoài bất ngờ tăng cường mua vào rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất kể từ thời điểm cuối năm 2007, đặc biệt trong phiên ngày 6/5. Các chuyên gia có thể bình luận về diễn biến này không, có thể giải thích vì sao không? Trân trọng cảm ơn.
Ông Trịnh Thanh Cần:
Chúng tôi cho rằng đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư đang dần ổn định trở lại. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng là đối tượng chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc sụt giảm của thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Do vậy, họ cũng đã cơ cấu lại danh mục đầu tư và nắm giữ một lượng tiền mặt khá lớn để chờ đợi những tín hiệu tích cực của thị trường.
Việc gia tăng giải ngân của khối ngoại đã cho thấy tín hiệu khả quan về việc sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lê Huy Trang - Nam 35 tuổi - Kinh doanh bất động sản: Xin chào các diễn giả. Tôi và có lẽ nhiều người khác vẫn thắc mắc về nguồn tiền đổ vào thị trường rất mạnh trong thời gian gần đây. Các diễn giả có thể giải thích giúp nó xuất phát từ những nguồn nào? Có cơ sở nào để nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trở lại mạnh không?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Nguồn tiền đổ vào thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua chủ yếu là từ các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng về lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại với thị trường Việt Nam vì đây vẫn là một địa điểm đầu tư có nhiều tiềm năng và sức hấp dẫn với những yếu tố nền tảng vững mạnh cho việc phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn. Những dấu hiệu chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong thời gian gần đây (lạm phát giảm đáng kể, thặng dư thương mại trong 4 tháng đầu năm 2009, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng trong tháng Tư,..) sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại.
Ngòai ra cũng có những tổ chức đầu tư nước ngoài đang phải điểu chỉnh lại danh mục đầu tư toàn cầu của họ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, chẳng hạn họ đang phải bán phần danh mục đầu tư ở thị trường Việt Nam có thể do e ngại về rủi ro gia tăng hay chỉ đơn giản là vì họ bị thua lỗ ở những thị trường khác và bây giờ cần cơ cấu lại để có một danh mục đầu tư tập trung hơn…
Nguyên Hương - Nữ 28 tuổi - BTV: Xin hỏi các các diễn giả: Theo hiểu biết và quan sát của các diễn giả, dòng tiền mới thời gian qua đổ vào thị trường có nguồn gốc từ đâu? Phần lớn từ tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân? Dòng tiền này có thể chịu tác động từ những yếu tố gì và ngược lại nó tác động như thế nào tới nội lực của thị trường?
Theo tôi, trên thị trường đang có hiện tượng làm giá cổ phiếu. Sự làm giá này được thực hiện bởi những nhóm người khác nhau. Theo các diễn giả có hiện tượng này không? Nếu có thì đâu là nguyên nhân? Quan điểm của các ông trước việc làm này như thế nào?
Ông Trịnh Thanh Cần:
P/E trung bình
Dòng tiền đầu tư luôn tồn tại trong nền kinh tế và sẽ chảy vào nơi có tiềm năng lợi nhuận cao nhất. Thời gian vừa qua, một số yếu tố ảnh hưởng tạo nên nguồn tiền mạnh đổ vào thị trường trong thời gian gần đây.
1/ Các biện pháp nới lỏng tiền tệ của chính phủ thông qua việc hạ lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng lượng tiền đưa vào lưu thông từ đầu năm 2009. Với chính sách này, các thành phần kinh tế có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí thấp hơn.
2/ Bên cạnh đó, gói kích cầu của Chính phủ đã tạo ra tác động tâm lý đến thị trường. Mặc dù chúng tôi không cho rằng nguồn tiền từ việc giải ngân hỗ trợ lãi suất cho vay đang chảy vào kênh chứng khoán, chúng tôi tin rằng nó có tác động khá lớn về mặt ổn định tâm lý.
3/ Nói đến tâm lý thị trường, sự phục hồi của các thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Mỹ đã có tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin. Khi tâm lý thị trường đã được ổn định, các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán. Có thể chia thành các nhóm sau đây:
- Nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư: Trong giai đoạn thị trường chứng khoán sụt giảm hơn 1 năm qua, các nhà đầu tư tổ chức đã trở nên cẩn trọng quá mức và nắm giữ một số lượng tiền mặt khá lớn trong danh mục đầu tư. Khi tình hình vĩ mô ổn định hơn và thị trường chứng khoán phục hồi, các nhà đầu tư này có áp lực giải ngân để tận dụng cơ hội đầu tư khi cổ phiếu còn rẻ.
- Nhà đầu tư cá nhân: Khi thị trường chứng khoán không còn tiềm năng, các nhà đầu tư cá nhân rút vốn khỏi thị trường chứng khoán và chuyển qua đầu tư vàng, một số giữ USD, gửi ngân hàng, v.v… Các nhà đầu tư này đang quay lại thị trường chứng khoán. Hiện tại tín dụng tiêu dùng tăng cao trên hệ thống ngân hàng thương mại (một phần lớn chảy vào chứng khoán) và lượng tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn sụt giảm cũng chính là vì lý do này.
- Nhà đầu tư nước ngoài: Giống như các tổ chức đầu tư trong nước, các quỹ nước ngoài cũng đã bán ròng trong thời gian dài và nắm giữ tỷ lệ tiền mặt khá lớn trong danh mục. Hiện nay họ cũng đang gấp rút giải ngân vào các cổ phiếu trong tầm ngắm của họ.
Một số yếu tố giúp thị trường tăng điểm trong thời gian qua:
- Nhiều cổ phiếu đã xuống mức quá thấp so với giá trị tài sản và tiềm năng lợi nhuận dài hạn do tâm lý lo ngại quá mức của nhà đầu tư. Các chỉ số PE, PB của thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu trở nên hấp dẫn so với các nước trong khu vực.
- Tâm lý được cải thiện do kết quả kinh doanh quý 1/2009 không quá xấu như nhiều người nghĩ.
- Nhà đầu tư kỳ vọng những điều tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới đã qua.
- Dòng tiền chảy vào kênh chứng khoán do các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn.
- Các biện pháp can thiệp của Chính phủ và chính sách tỷ giá ổn định.
Xu hướng tăng điểm này có thể duy trì được bao lâu?
- Thị trường chứng khoán đã tăng 55% so với mức đáy thiết lập vào cuối tháng 2/2009.
- Yếu tố chính yếu tạo nên sức hấp dẫn của cổ phiếu là yếu tố định giá. Thị trường tăng điểm quá nhanh sẽ tạo ra việc cổ phiếu trở nên đắt hơn.
- Hiện nay, thị trường Việt Nam không phải là quá cao nhưng cũng không phải là quá thấp so với các nước trong khu vực khi P/E trung bình của Việt Nam là khoảng 12 lần.
Quốc gia/Vùng lãnh thổ
Thái Lan
9.24
Hồng Kông
14.31
Trung Quốc
23.67
Philippinnes
13.67
Nhật
18.02
Úc
9.34
New Zealand
10.41
Việt Nam
11.75
Thiện Kế - Nam 31 tuổi - Đầu tư chứng khoán: Xin hỏi ông Dominic Scriven trong tương lai ông có ý định tái đầu tư vào cổ phiếu TAC không, đặc biệt là khi room của nhà đầu tư nước ngoài được mở theo lộ trình cam kết gia nhập WTO?
Ông Dominic Scriven:
Nguyên nhân có lẽ không nằm ở cổ phiếu TAC mà nằm ở vấn đề lớn hơn. Đó là những trường hợp có cổ đông lớn, ví dụ Nhà nước, đang chiếm đa số trong công ty cổ phần.
Về mặt quản trị, trong những trường hợp này nhiều khi có sự không rõ ràng giữa trách nhiệm của những người ngồi trên hội đồng quản trị mà đồng thời phải đảm nhiệm một số trách nhiệm khác nhau.
Vũ Hoàng - Nam 51 tuổi - kinh doanh: Gửi ông Dominic Scriven ! Tôi là người rất phục ông về những nhận định rất khách quan, chuẩn xác cũng như sự gắn bó của ông với thị trường tài chính Việt Nam. Xin ông cho ý kiến về tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi mở cho đến nay? nó có được cải thiện? Xu hướng đầu tư của ông trong thời gian tới là gì? Trên sàn chứng khoán hiện nay tôi thấy một số tổ chức và nhà đầu tư cá nhân lớn đang lướt sóng rất mạnh mẽ? liệu ông có muốn tham gia lướt sóng?
Ông Dominic Scriven:
Ở đâu trên thế giới vấn đề quản trị là vấn đề nóng bỏng nhất, không chỉ ở Việt Nam mà thôi. Từ xuất phát điểm thấp, và chắc còn đoạn xa phải đi. Quá trình nâng cấp quy định và việc thực thi những khái niệm về quản trị và minh bạch có nhiều sự tiến bộ.
Chỉ riêng năm nay, chúng ta có thể kể đến một sự nới rộng trong tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường OTC, việc sắp đưa vào hoạt động thị trường UPCOM cho các công ty đại chúng, một bộ quy định mới công bố thông tin tại các công ty đại chúng và việc gắn các công ty kiểm toán vào việc viết ra các báo cáo tài chính định kỳ. Đó không phải là những việc nhỏ.
Minh Vũ NA - Nam 33 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi ông Nguyễn Sơn, vì sao Chính phủ lại nâng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài lên 49% tại các công ty chưa niêm yết? Như thế có phải tạo điều kiện để họ thôn tính thuận lợi hơn không, khi chi phí đầu tư rất thấp như hiện nay? Xin cảm ơn ông.
Ông Nguyễn Sơn:
Việc nới lỏng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty đại chúng nằm trong lộ trình mở cửa hội nhập mà chúng ta đã cam kết khi gia nhập WTO. Khi gia tăng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% chúng ta có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này là rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc bạn nêu ra là tạo cơ hội cho họ thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam, theo tôi, là không đáng ngại bởi lẽ sở hữu của nhà đầu tư trong nước tại doanh nghiệp vẫn là 51%. Mặt khác, cơ chế kiểm soát của thị trường chứng khoán cho phép giám sát được các giao dịch của cổ đông lớn (sở hữu trên 5%) cũng như các giao dịch chào mua công khai (từ 25% trở lên). Các giao dịch này yêu cầu phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin công khai ra thị trường.
Nguyễn Văn Dũng - Nam 25 tuổi - Lập trình viên: Chào ông Sơn! Theo nhận định của ông chỉ số VnIndex vào cuối năm nay sẽ trong khoảng nào?
Ông Nguyễn Sơn:
Nhưng nhà đầu tư cũng cần thận trọng, bởi lẽ nguy cơ bất ổn từ các nền kinh tế thế giới, dịch bệnh và khả năng gia tăng lạm phát ở Việt Nam, biến động tỷ giá cũng sẽ tác động xấu đến diễn biến của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, những dấu hiệu khởi sắc của kinh tế Việt Nam trong quý 1/2009 và những dự báo cho kinh tế Việt Nam cuối năm, cũng như tác động tích cực từ các gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam và những diễn biến của thị trường quốc tế cho phép chúng ta có thể tin tưởng vào mức độ tăng trưởng của chỉ số VN-Index vào cuối năm 2009.
Lê Huy Trang - Nam 35 tuổi - Kinh doanh bất động sản: Xin chào các diễn giả. Tôi và có lẽ nhiều người khác vẫn thắc mắc về nguồn tiền đổ vào thị trường rất mạnh trong thời gian gần đây. Các diễn giả có thể giải thích giúp nó xuất phát từ những nguồn nào? Có cơ sở nào để nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trở lại mạnh không?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Nguồn tiền đổ vào thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua chủ yếu là từ các nhà đầu tư trong nước. Trong thời gian vừa qua dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngòai vào thị trường chứng khoán Việt Nam có giảm do nhiều nguyên nhân: kết quả hoạt động không tốt của một số quỹ đầu tư nước ngòai tại Việt Nam dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngòai yêu cầu rút vốn về; gia tăng lo ngại của nhà đầu tư nước ngòai về văn hóa quản trị cũng như tính minh bạch của doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra cũng có những tổ chức đầu tư nước ngòai đang phải điểu chỉnh lại danh mục đầu tư tòan cầu của họ do tác động của cuộc khủng hỏang tài chính hiện nay, chẳng hạn họ đang phải bán phần danh mục đầu tư ở thị trường Việt Nam có thể do e ngại về rủi ro gia tăng hay chỉ đơn giản là vì họ bị thua lỗ ở những thị trường khác và bây giờ cần cơ cấu lại để có một danh mục đầu tư tập trung hơn… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng về lâu dài các nhà đầu tư nước ngòai sẽ quay trở lại với thị trường Việt Nam vì đây vẫn là một địa điểm đầu tư có nhiều tiềm năng và sức hấp dẫn với những yếu tố nền tảng vững mạnh cho việc phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn. Những dấu hiệu chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong thời gian gần đây (lạm phát giảm đáng kể, thặng dư thương mại trong 4 tháng đầu năm 2009, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng trong tháng Tư,..) sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại.
Lê Khắc Minh - Nam 23 tuổi - sinh viên: Chào chú Trịnh Thanh Cần, cháu hiện đang là sinh viên năm cuối, là một sinh viên khối ngành kinh tế nên cháu thường xuyên theo dõi những biến động trên thị trưòng chứng khoán. Cháu thấy nền kinh tế thế giới tuy đang rất khó khăn nhưng nó đang khôi phục dần khi các gói kích càu của các nước đã bắt đầu phát huy tác dụng. Vậy theo chú trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào?
Ông Trịnh Thanh Cần:
Chào bạn, Thị trường chứng khoán được xem là kim chỉ nam của nền kinh tế vì nó cho biết sức khỏe của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Thông thường, nền kinh tế tốt sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thị trường tài chính sẽ phát triển mạnh để cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô vẫn hiện hữu, nên thị trường sẽ tiếp tục còn nhiều biến động. Khả năng để VN-Index vượt mốc 400 điểm và bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, bền vững vẫn còn quá sớm nếu không có thêm các cải thiện trong tình hình kinh tế vĩ mô. Mặt khác, rủi ro để thị trường giảm điểm mạnh là rất thấp do những thị trường đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của việc sụt giảm lòng tin. Tôi cho rằng, thị trường sẽ dao động xung quanh ngưỡng 350 điểm với biên độ dao động là 10%.
Tuy vậy, trong thực tế, chính thị trường tài chính lại là kênh cho thấy nền kinh tế đang tốt lên hay xấu đi. Bên cạnh đó, các gói kích cầu của Chính phủ và các chính sách can thiệp trên thị trường tiền tệ thường có độ trễ về mặt thời gian – thường là khoảng 6 tháng.
Thai Dung - Nam 30 tuổi - Ky su: Tôi có câu hỏi xin gửi đến ông Dominic Scriven như sau: Kể từ tháng 6/2008 đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam có một số sóng lớn nhỏ với tỷ lệ tăng đến hơn 50% nhưng hầu như rất ít thấy bóng dáng của các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, họ đã bị lỡ những cơ hội kiếm lợi nhuận khá lớn trên thị trường trong thời gian vừa qua, và thực tế đã chứng minh rằng trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009 đầu tư theo trường phái lướt sóng hiệu quả hơn nhiều nếu như mua và giữ cổ phiếu từ năm 2007 đến nay. Hiện nay tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước thời gian còn của năm 2009 được đánh giá là sẽ tốt hơn nhiều và hứa hẹn sẽ có sóng lớn trên thị trường chứng khoán, theo quan điểm của ông, khả năng tham gia các nhà đầu tư tổ chức trong những đợt sóng tới như thế nào?
Ông Dominic Scriven:
Cũng như bạn nói trong điều kiện thị trường đang giao dịch giữa những gianh giới nhất định mà thiếu xu thế được khẳng định rõ ràng thì các nhà đầu tư này có thể là những nhà đầu tư thành công nhất. Xin chúc mừng!
Tôi làm trong một nhà đầu tư có tổ chức, tôi cũng phải chúc mừng vì ngưỡng mộ các nhà đầu tư lướt sóng của Việt Nam. Chính những nhà đầu tư này cho thị trường chứng khoán Việt Nam có một cái nhìn khác thú vị và sôi nổi.
Thiện Kế - Nam 31 tuổi - Đầu tư chứng khoán: Xin chào ông Dominic Scriven, tôi rất ấn tượng với phong cách đầu tư của Ông. Theo quan sát của tôi, ông có phong cách đầu tư của Ngài Warren Buffett. Không biết tôi có thể liên lạc với ông qua email được không? Nếu được xin ông cho tôi địa chỉ email. Ông đã đến Huế chưa, nếu có dịp đến Huế và có thời gian, cho phép tôi được mời Ông vài cốc bia Huda.
Ông Dominic Scriven:
Cảm ơn bạn rất nhiều. Ông Buffet đã hơn 75 tuổi rồi, và ông có nói rằng ông mất 50% giá trị danh mục nằm ngoài. Vậy tôi cũng phải cố gắng. Sau gần 2 giờ đồng hồ trao đổi với các bạn, tôi cũng cảm ơn tất cả các bạn và chúc các bạn thành công dài hạn và ngắn hạn trong đầu tư. Bây giờ chỉ còn một việc là mong nhận lời của bạn và cùng ngồi uống vài cốc bia. Xin cảm ơn nhiều.
Ngô văn Quỳnh - Nam 62 tuổi - về hưu: Tôi có 600 triệu gửi tiền tiết kiệm để dưỡng già. Cuối năm 2007, tôi được một người bạn khuyên nên đầu tư vào chứng khoán chắc chắn lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm. Tôi đã nghe theo và mua cổ phiếu trên hai sàn, sau đó mỗi lần VN-Index điều chỉnh tôi lại được nhân viên môi giới khuyên bỏ tiền thêm vào để bình quân giá. Tôi đã huy động mọi nguồn tiền của các con, họ hàng để bình quân giá mong gỡ lại được số tiền tiết kiệm của tôi. Tính đến thời điểm này, tôi đã đổ vào chứng khoán 1,9 tỷ đông. Nếu tính số cổ phiếu theo thị giá ngày 6/5/2009 tôi thu về được khoảng 420 triệu ( lỗ gần 1,5 tỷ). Vậy xin các ông cho lời khuyên tôi có nên bán hay lại đi vay để bình quân giá tiếp. Thú thực là hơn 2 năm vào chứng khoán là khoảng thời gian kinh khủng nhất trong cuộc đời tôi, không đêm nào tôi có giấc ngủ trọn vẹn, vợ tôi phải uống thuốc ngủ thường xuyên.. chúng tôi cứ ngỡ ngàng không hiểu sao tiền mình dành dụm cả đời lại mất đi nhanh thế, chưa kể tiền của con cái biết lấy gì mà trả đây. Rất mong các ông cho chúng tôi lời khuyên. Xin trân trọng cảm ơn!
Ông Nguyễn Hồng Nam:
Hoạt động đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Trung bình giá xuống chỉ có lợi khi chúng ta có nhiều vốn và thị trường không tiếp tục giảm quá sâu.
Rất khó để tư vấn cho bác khi chưa rõ danh mục đầu tư, cũng như các tiêu chí đầu tư của bác. Xin bác liên hệ bộ phận dịch vụ chứng khoán của SSI để chúng tôi được tư vấn cụ thể hơn.
Trương Trung Nghĩa - Nam 40 tuổi - nhà đầu cơ chứng khoán nhỏ nhỏ: Xin hỏi ông Nam: Ước tính lợi nhuận tháng 4 của SSI là bao nhiêu?
Ông Nguyễn Hồng Nam: Việc công bố thông tin lợi nhuận phải thực hiện theo đúng các qui trình, qui định củaỦy ban Chứng khoánvà Sở Giao dịch Chứng khoán nên tôi không thể công bố ứơc lợi nhuận được. Rất mong anh Nghĩa thông cảm.
Nguyễn Hoa Hoàng Dương - Nữ 30 tuổi - kinh doanh cá thể: Cho tôi được hỏi ông Nguyễn Sơn: Điều quan tâm nhất của các nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán đó là báo cáo kế toán minh bạch thể hiện việc kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp. Do đó để phát triển được thị trường chứng khoán ở Việt Nam theo hướng tích cực, công bằng thì việc đề ra các luật, quy định trong việc kiểm tra giám sát báo cáo tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết. Hiện tại theo Ông các quy định, luật đã đủ để có được một báo cáo tài chính thực sự minh bạch không? Ông có thể phác thảo qua một số vấn đề đảm bảo thể hiện sự minh bạch của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp?
Ông Nguyễn Sơn:
Đúng như bạn nêu, vấn đề nổi cộm nhất trong năm 2008 là tính minh bạch của các báo cáo tài chính của công ty niêm yết, đặc biệt là sự sai lệch về chỉ tiêu lợi nhuận giữa các quý trong năm cũng như báo cáo năm 2008 trước khi và sau khi có báo cáo kiểm toán được chấp thuận. Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về công bố thông tin đối với công ty niêm yết . Theo đó, công ty niêm yết phải lập báo cáo tài chính bán niên (6 tháng) và yêu cầu phải có soát xét của tổ chức kiểm toán. Đối với các chỉ tiêu tài chính có mức thay đổi giữa các quý từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước yêu cầu công ty phải có giải trình. Ngoài ra, Uỷ ban cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn về cơ chế trích lập dự phòng rủi ro đầu tư tài chính để các công ty có cơ sở trích lập chuẩn xác. Đối với báo cáo tài chính năm, do quá trình kiểm toán các báo cáo tài chính mất nhiều thời gian nên khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập, nhà đầu tư chỉ nên tham khảo trước khi công bố chính thức báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
NGUYEN HUNG - Nam 27 tuổi - dau tu chung khoan: Xin cho tôi đuợc hỏi rằng xu hướng thị truờng sắp tới trong quý 2 như thế nào? Chiến luợc đầu tư trung dài hạn ngay lúc này có nên tham gia thị truờng hay không? Cám ơn!
Ông Trịnh Thanh Cần:
Theo tôi, VN-Index quý 2 sẽ dao động trong khoảng +/- 10% so với mức 350 điểm. Trong thời gian qua, các cổ phiếu đã có sự phân hóa rõ rệt. Nếu công ty là tốt thì dù thị trường có xuống cổ phiếu đó vẫn tăng giá hoặc xuống chậm hơn các cổ phiếu khác. Do vậy, đối với chiến lược trung dài hạn, yếu tố lựa chọn cổ phiếu để đầu tư là yếu tố quyết định sự thành công. Dựa trên mô hình kinh doanh, cung cầu thị trường, tiềm năng tăng trưởng của ngành và của công ty, đặc điểm quản trị, … cũng như lịch sử biến động giá của công ty đó bạn sẽ xác định được mức giá hợp lý để mua vào và bán ra. Chúc bạn thành công.
HUYNH TAN LOI - Nam 43 tuổi - nhan vien Tai chinh: Xin chào các diễn giả. Tôi xin hỏi: Tại thị trường Việt Nam hiện nay thì VN-Index tăng giảm dựa vào yếu tố nào được coi là quan trọng nhất sau đây: các chỉ số chứng khoán của Mỹ, Nhật, Hồng Kông..., tình hình kinh tế thế giới, tình hình kinh tế của Việt Nam, quan hệ cung - cầu trên thị trường, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết?
Ông Trịnh Thanh Cần:
Quan hệ cung cầu trên thị trường luôn luôn là yếu tố quyết định sự tăng giảm của thị trường. Còn các nhân tố như chỉ số chứng khoán nước ngoài, tình hình kinh tế thế giới, tình hình kinh doanh các doanh nghiệp… sẽ tác động lên lượng cung và lượng cầu đó. Tuy nhiên, tôi cho rằng tâm lý của các nhà đầu tư là nhân tố quyết định cung cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay. Khi các chỉ số vĩ mô chưa thực sự thể hiện sự phục hồi thì yếu tố tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư vào sự phục hồi trong tương lai của nền kinh tế sẽ làm tăng sức cầu. Sau đó, tâm lý chốt lời và lo ngại rủi ro sẽ làm gia tăng nguồn cung. Do vậy, thị trường sẽ vẫn còn nhiều biến động.
Theo phân tích của chúng tôi thì mức độ ảnh hưởng của thị trường Mỹ đến thị trường Việt Nam là khoảng 70%, nghĩa là nếu thị trường Mỹ tăng điểm thì xác suất là 70% thị trường Việt Nam cũng tăng điểm vào ngày hôm sau.
Nguyễn Thị Thu - Nữ 23 tuổi - Mkt: Xin chào ông Quách Mạnh Hào, tôi có thường xuyên theo dõi các buổi hội thảo do TSC tổ chức. Cách đây 2 tháng trên VnExpress, Giám đốc của TSC nhận định cơ hội đầu tư đã đến và theo ý kiến tôi nhận định đó khá đúng, vậy theo ông với những điều chỉnh vĩ mô của nhà nước thì luồng tiền vào thị trường chứng khoán từ giờ đến cuối năm sẽ như thế nào? Ông có nhận định gì về thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới k?
Ông Quách Mạnh Hào:
Thị trường trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào yếu tố “tăng trưởng” thực sự, cụ thể là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Khi đó, “dòng tiền thông minh” sẽ đổ vào thị trường nhiều hơn và xu thế tăng điểm mới có cơ sở bền vững.
nguyễn nho hiếu - Nam 20 tuổi - sinh viến: Thời gian qua thị trường tăng điểm nhưng thực tế bức tranh kinh tế vĩ mô vẫn rất ảm đảm. Các chuyên gia có cho rằng đó là bất hợp lý không?
Ông Trịnh Thanh Cần:
Theo bộ phận phân tích của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), có 3 yếu tố chính quyết định xu hướng của thị trường: thứ nhất, là những yếu tố nền tảng liên quan đến nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, yếu tố định giá và thứ ba là yếu tố tâm lý. Chúng tôi cho rằng thời gian qua, các yếu tố nền tảng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên yếu tố về định giá và tâm lý lại có những cải thiện đáng kể. Chính điều này tạo ra sự phục hồi của thị trường, trong khi đó tâm lý thị trường trở nên ổn định hơn khi các thông tin xấu cũng không làm tâm lý bi quan lây lan. Do vậy, chúng tôi cho rằng việc thị trường tăng điểm là không bất hợp lý. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng điểm này, cần phải có sự hỗ trợ của yếu tố thứ nhất – sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp.
Nguyễn Văn Hưng - Nam 36 tuổi - Công chức: Xin hỏi Quyết định 55 của Thủ tướng Chính phủ quy định nâng tỷ lệ tham gia của người nước ngoài tại công ty cổ phần lên 49% sẽ có tác động như thế nào đối với dòng tiền vào chứng khoán?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi nghĩ việc nâng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty cổ phần lên 49% sẽ giúp thu hút thêm dòng tiền của nhà đầu tư nước ngòai vào thị trường chứng khóan Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Tiến - Nam 36 tuổi - Công chức: Công ty làm ăn tốt, lợi nhuận nhiều thì giá cổ phiếu của họ lên là đương nhiên. Nhưng tại sao các công ty làm ăn không tốt mà giá cổ phiếu của họ vẫn lên? Bao giờ chứng khoán Việt Nam hết được cảnh này? Bao giờ chứng khoán Việt Nam được trả lại đúng nghĩa của nó?
Ông Quách Mạnh Hào:
Tôi nghĩ điều này là bình thường bởi các nhà đầu tư nhìn vào tương lai chứ không phải quá khứ của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp bị thua lỗ năm 2008 chủ yếu do vấn đề dự phòng giảm giá đầu tư tài chính hoặc tỷ giá, thì mọi việc có thể sẽ khác trong năm tiếp theo khi thị trường hồi phục và tỷ giá thay đổi theo hướng tích cực. Như vậy điều quan trọng là chúng ta phải nắm rõ việc công ty làm ăn không tốt là do đâu hơn là chỉ nhìn vào kết quả trên bảng cân đối kế toán.
Dương Mai Hương - Nữ 22 tuổi - Nhà đầu tư: Hiện nay các cổ phiếu của công ty chứng khoán rất "hot" như SSI, vậy TSC có tận dụng cơ hội này như các công ty chứng khoán khác để niêm yết không?
Ông Quách Mạnh Hào: Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất thiết thực cho chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ câu trả lời thích hợp sẽ là của Hội đồng Quản trị TSC. Tuy nhiên, TSC đã có kế hoạch để trở thành công ty đại chúng trong thời gian rất ngắn tới đây.
Nguyễn Lê Huy - Nam 48 tuổi - Cán bộ: Một số dự báo gần đây cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu hồi phục và tăng trưởng tốt hơn từ quý 2 này. Ống có nhận định lạc quan như thế không? Theo ông, để sự phục hồi đó nhanh hơn và tốt hơn, đâu là những giải pháp Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự có dấu hiệu có thể hồi phục mạnh trong quý 2 năm nay. Điều này sẽ tiếp tục tác động đến các lãnh vực quan trọng khác của nền kinh tế Việt Nam như xuất-nhập khẩu, đầu tư nước ngòai,… trong thời gian tới.
Huy - Nam 37 tuổi - : Tôi có nghe thông tin là chứng khoán sẽ được giao dịch thêm buổi chiều. Vậy khi nào sẽ tiến hành giao dịch buổi chiều? Tại sao không trả lại biên độ giao dịch + và - 10% cho sàn Hà Nội?
Ông Nguyễn Sơn:
Hịên nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang phối hợp với các trung tâm/sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán xem xét về năng lực hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ để có thể mở thêm phiên giao dịch vào buổi chiều. Việc mở thêm phiên giao dịch vào buổi chiều sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư giao dịch dựa trên những diễn biến của các thị trường chứng khoán châu á, qua đó tạo thêm tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều đòi hỏi phải đẩy nhanh hệ thống công nghệ của Trung tâm Lưu ký để đảm bảo duy trì thời gian thanh toán T+3. Mặt khác, việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều cũng phải có sự chuẩn bị sẵn sàng về hệ thống, nhân lực của các công ty chứng khoán. Trước mắt, để tạo tính thanh khoản cho thị trường, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cho phép các sở giao dịch kéo dài thêm thời gian giao dịch vào phiên buổi sáng và thời điểm bắt đầu thực hiện là vào tháng 6/2009. Việc điều chỉnh biên độ trên hai sàn giao dịch sẽ dựa trên diễn biến thực tế của thị trường. Nếu các yếu tố bất ổn tác động đến thị trường từ trong và ngoài nước được giảm thiểu thì cơ quan quản lý sẽ xem xét đến việc trả lại biên độ cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Hiểu Anh - Nữ 28 tuổi - kinh doanh tự do: Tôi xin hỏi ông Trịnh Thanh Cần: Theo ông, ở vào thời điểm này nên đầu tư cổ phiếu của lĩnh vực nào? Tôi đang có một ít cổ phiếu ngân hàng, theo ông tôi có nên tiếp tục giữ chờ cơ hội không?
Ông Trịnh Thanh Cần:
Chính sách hỗ trợ lãi suất và nới lỏng tín dụng của chính phủ đang giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển tín dụng và giảm áp lực cho các khoản nợ quá hạn. Tôi không rõ bạn nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào nhưng nhìn chung thì các cổ phiếu ngân hàng cũng đang ở mức giá khá thấp và vẫn có tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn khi tình hình kinh tế được cải thiện dần.
Ngoài ra, bạn có thể xem xét các công ty bất động sản có nhiều quỹ đất quanh thành phố có thể phát triển thành các khu dân cư thu nhập thấp hoặc các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép vì nhu cầu xây dựng hạ tầng đang tăng cao.
Ngô Văn Quỳnh - Nam 62 tuổi - Về hưu: Tôi có 600 triệu gửi tiền tiết kiệm để dưỡng già. Cuối năm 2007, tôi được một người bạn khuyên nên đầu tư vào chứng khoán chắc chắn lãi suất cao hơn tiết kiệm. Tôi đã nghe theo và mua cổ phiếu trên hai sàn, sau đó mỗi lần VN-Index điều chỉnh tôi lại được nhân viên môi giới khuyên bỏ tiền thêm vào để bình quân giá. Tôi đã huy động mọi nguồn tiền của các con, họ hàng để bình quân giá mong gỡ lại được số tiền tiết kiệm của tôi. Tính đến thời điểm này, tôi đã đổ vào chứng khoán 1,9 tỷ đồng. Nếu tính số cổ phiếu theo thị giá ngày 6/5/2009 tôi thu về được khoảng 420 triệu (lỗ gần 1,5 tỷ). Vậy xin các ông cho lời khuyên tôi có nên bán hay lại đi vay để bình quân giá tiếp. Thú thực là hơn 2 năm vào thị trường là khoảng thời gian kinh khủng nhất trong cuộc đời tôi, không đêm nào tôi có giấc ngủ trọn vẹn, vợ tôi phải uống thuốc ngủ thường xuyên. Chúng tôi cứ ngỡ ngàng không hiểu sao tiền mình dành dụm cả đời lại mất đi nhanh thế, chưa kể tiền của con cái biết lấy gì mà trả đây. Rất mong các ông cho chúng tôi lời khuyên. Xin trân trọng cảm ơn.
Ông Quách Mạnh Hào:
Có lẽ lời khuyên tốt nhất cho Bác là Bác nên gửi niềm tin vào một chuyên gia tư vấn mà Bác tin cậy để có những tư vấn đúng về thời điểm.
Nói Bác bán hay giữ lúc này chỉ là một câu trả lời vu vơ bởi vì thị trường liên tục biến động và tôi cũng không biết Bác đang giữ những cổ phiếu nào.
Ngô Văn Quỳnh - Nam 62 tuổi - Về hưu: Tôi có 600 triệu gửi tiền tiết kiệm để dưỡng già. Cuối năm 2007, tôi được một người bạn khuyên nên đầu tư vào chứng khoán chắc chắn lãi suất cao hơn tiết kiệm. Tôi đã nghe theo và mua cổ phiếu trên hai sàn, sau đó mỗi lần VN-Index điều chỉnh tôi lại được nhân viên môi giới khuyên bỏ tiền thêm vào để bình quân giá. Tôi đã huy động mọi nguồn tiền của các con, họ hàng để bình quân giá mong gỡ lại được số tiền tiết kiệm của tôi. Tính đến thời điểm này, tôi đã đổ vào chứng khoán 1,9 tỷ đồng. Nếu tính số cổ phiếu theo thị giá ngày 6/5/2009 tôi thu về được khoảng 420 triệu (lỗ gần 1,5 tỷ). Vậy xin các ông cho lời khuyên tôi có nên bán hay lại đi vay để bình quân giá tiếp. Thú thực là hơn 2 năm vào thị trường là khoảng thời gian kinh khủng nhất trong cuộc đời tôi, không đêm nào tôi có giấc ngủ trọn vẹn, vợ tôi phải uống thuốc ngủ thường xuyên. Chúng tôi cứ ngỡ ngàng không hiểu sao tiền mình dành dụm cả đời lại mất đi nhanh thế, chưa kể tiền của con cái biết lấy gì mà trả đây. Rất mong các ông cho chúng tôi lời khuyên. Xin trân trọng cảm ơn.
Ông Nguyễn Sơn:
Trước hết, xin chia sẻ về những rủi ro trong đầu tư chứng khoán của anh. Quả thực, rất khó có thể đưa ra lời khuyên cụ thể cho anh vào thời điểm này. Chứng khoán là một lĩnh vực đầu tư rất phức tạp và nhạy cảm. Trên thực tế, không chỉ anh mà rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế cũng đã có những thất bại trong thời gian vừa qua. Thời điểm tham gia đầu tư của anh khi chỉ số chứng khoán rất cao, sau đó thị trường chứng khoán chịu sự tác động của suy giảm kinh tế Việt Nam đầu năm 2008 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã dẫn đến suy thoái và chỉ số giảm thấp, kéo theo sự thua lỗ và phá sản rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với trường hợp cụ thể của anh, theo tôi cần bình tĩnh xem xét về diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước để có được chiến lược đầu tư (bán ra, mua vào) nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư hợp lý để góp phần giảm thiểu sự thua lỗ.
Hoàng Ngọc Viễn - Nam 26 tuổi - Banker: Các ông lý giải thế nào về sự tăng điểm mạnh mẽ trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, trong khi sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam và thế giới chưa có mức tương ứng?
Ông Nguyễn Xuân Minh:
Sự tăng điểm của thị trường trong thời gian vừa qua chủ yếu do tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới đã có những dấu hiệu tích cực hơn so với thời gian trước đây nhưng nó cũng phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phục hồi mạnh hơn của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Hương Ly - Nữ 26 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi ông Nguyễn Sơn về thị trường đăng ký giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (UpCOM). Liệu tháng 6 này có đúng hẹn không hay vẫn thất hứa như những lần trước? Và thị trường này có chỉ số riêng để nhà đầu tư theo dõi như VN-Index hay HASTC-Index không? Xin cảm ơn.
Ông Nguyễn Sơn:
Để giúp nhà đầu tư theo dõi diễn biến của thị trường UPCOM, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng sẽ xây dựng và công bố chỉ số giá cổ phiếu của sàn UPCOM.
Có thể, bước đầu, số lượng các công ty đăng ký chưa nhiều nhưng với số lượng trên 1.000 công ty đại chúng đã đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thời gian tới hàng hoá trên thị trường này sẽ sôi động.
Xuân Sơn - Nam 32 tuổi - Nhà đầu tư: Xin hỏi ông Dominic Scriven: Tại sao Dragon Capital lại liên doanh thành lập chung với Indochina Capital để “cứu” ICV vào lúc này? Ông nhận thấy hướng đi của các dòng tiền trong nền kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo xu thế nào? Ông dự báo ra sao dòng luân chuyển tiền tệ này trong vòng 12 tháng tới?
Xin hỏi ông Nam, ông Minh và ông Hào: Theo các ông, liệu có thể nói dòng luân chuyển tiền của nền kinh tế Việt Nam đang “trôi nổi vô bờ bến” ở thời điểm này được không? Vì sao?
Xin hỏi ông Thanh Cần: Có bao giờ ông nghĩ rằng những lợi thế hiện tại của Bản Việt là nguyên nhân chính dẫn đến những thành công của Bản Việt không? Tại sao? Xin chân thành cám ơn!
Ông Trịnh Thanh Cần:
Chào anh Xuân Sơn Cám ơn anh đã quan tâm đến Bản Việt. Theo tôi, để đạt được thành công là công sức của tập thể. Lợi thế của Bản Việt là ở ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính chứng khoán với bề dày thành tích và uy tín cá nhân cùng với đội ngũ chuyên viên có năng lực và tận tình. Uy tín của ban lãnh đạo giúp cho Bản Việt tiếp cận được nhiều khách hàng tuy nhiên chính đội ngũ chuyên nghiệp đã giúp cho Bản Việt cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng. Chúng tôi vẫn đang cố gắng hơn nữa để có thể cung cấp được những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của chúng tôi. Hy vọng rằng bạn sẽ là một khách hàng của chúng tôi để cảm nhận điều đó.
Nguyen Hoang Quan - Nam 26 tuổi - nhà đầu tư: Xin chào các diễn giả. Thị trường chứng gần đây xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về phân tích kỹ thuật. Xin hỏi các chuyên gia: các ông tin tưởng và sử sụng bao nhiêu %. Tôi đọc khá nhiều bản tin phân tích kỹ thuật của ông Hào, ông Kentai, HBC... nhưng thú thật là có nhiều dự đoán sai, đặc biệt là trong giai đọan thị trường ở mức 250-260 điểm. Nếu sai như vậy thì các chuyên gia có nên tiếp tục theo đuổi phương pháp phân tích kỹ thuật? Mong nhận được câu trả lời. Xin cảm ơn.
Ông Quách Mạnh Hào:
Tôi tin vào phân tích kỹ thuật tại những thời điểm mà tôi cho rằng thị trường bị chi phối nhiều bởi tâm lý của nhà đầu tư, chẳng hạn như ở thời điểm hiện tại. Trong những hoàn cảnh khác, cá nhân tôi cũng ít dùng phân tích kỹ thuật.
Vũ Mạnh Hà - Nam 28 tuổi - Nhân viên ngân hàng: Liệu nhà đầu tư nhỏ có khả năng tham gia thị trường trong lúc này hay không? Có rất nhiều nhận định cho rằng, các nhà đầu tư lớn đang thao túng thị trường. Vậy đà tăng trưởng của thị trường hiện nay có bền vững?
Ông Trịnh Thanh Cần:
Chào bạn, tôi có vài ý kiến chia sẻ như sau. Thị trường chứng khoán luôn biến động, cho dù có sự thao túng hay không của các nhà đầu tư lớn. Ngay cả ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật,… vẫn có sự thao túng nhất định của các thế lực tài chính. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ đang tham gia giao dịch mỗi ngày. Quan trọng là mỗi người cần phải xác định cho mình những nguyên tắc khi tham gia thị trường phù hợp với mức độ chịu đựng rủi ro của mình. Chẳng hạn chỉ nên giao dịch 1 – 2 cổ phiếu mà mình biết kỹ về công ty phát hành cổ phiếu đó, dũng cảm chốt lời và cắt lỗ theo mức chịu đựng rủi ro, không nên đầu tư theo phong trào,… Còn về thị trường, theo tôi, hiện nay đã hình thành mặt bằng giá mới, khả năng xuống lại mức 235 điểm như trước đây là rất khó. Tôi cho rằng, thị trường sẽ giao động quanh mức 350 điểm trong vòng quý 2, sau đó sẽ phụ thuộc vào các thông tin mới hơn của kinh tế Việt Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cũng như tình hình kinh tế quốc tế.
Nguyễn Thị Mỹ - Nữ 20 tuổi - sinh viên: Bây giờ có phải là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào chứng khoán?
Ông Trịnh Thanh Cần:
Việc lựa chọn thời điểm tốt nhất là một công việc khá khó vì thị trường luôn luôn biến động. Điều này cũng giống với việc bạn không thể tìm một người “hoàn hảo nhất” mà chỉ tìm được một người “phù hợp nhất” với chính bản thân mình. Tôi có thể cho rằng đây là thời điểm phù hợp để đầu tư vào chứng khoán do các triển vọng tăng trưởng từ thị trường đem lại. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn đúng cổ phiếu và có chiến lược nắm giữ (lướt sóng ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn) để việc đầu tư mang lại lợi nhuận cho bản thân.
Khánh Linh - Nữ 26 tuổi - nhà đầu tư: Chào anh Quách Mạnh Hào. Em rất hâm mộ anh. Xin anh tư vấn cho em biết mô hình vai đầu vai nguợc thì thể hiện xu thế thị truờng như thế nào? Sau ngành tài chính tăng mạnh sẽ đến ngành nào ạ? Cảm ơn anh nhiều. Chúc các quý vị sức khỏe. Khánh Linh.
Ông Quách Mạnh Hào:
Cám ơn em, theo anh các mô hình kỹ thuật là sự tổng hợp lại những thông lệ của quá khứ và điều đó mang tính tham khảo. Nếu quả thực chúng ta tin vào mô hình vai đầu vai ngược thì xu thế thị trường sẽ là đi lên. Tuy nhiên, cần tránh suy nghĩ rằng vì chúng ta muốn thị trường đi lên nên chúng ta cố tìm mô hình này. Quan điểm của anh là chúng ta nên quan sát chặt chẽ diễn biến thị trường tại các vùng hỗ trợ và kháng cự bởi đó theo anh mới giải thích hết những diễn biến nội tại của thị trường. Quan điểm của anh, trong thời gian tới, sau ngân hàng, ngành ưa thích anh sẽ chọn là những công ty thuộc ngành xây dựng.
VnEconomy:
Hơn 2.000 câu hỏi được gửi về trong 4 ngày, 425 câu hỏi nhận mới trong thời gian giao lưu trực tuyến, hơn 30.000 độc giả của VnEconomy trực tiếp theo dõi. Những con số trên phần nào thể hiện sự quan tâm của độc giả, các nhà đầu tư tới chủ đề ngày hôm nay.
Ban biên tập VnEconomy xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đã nhiệt tình dành cho độc giả của chúng tôi những chia sẻ cởi mở.
Mặc dù còn nhiều câu hỏi của bạn đọc đã gửi về, song do hạn chế về thời lượng của chương trình nên chúng tôi chưa thể đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của độc giả, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tải thông tin trên các ấn phẩm của Thời báo Kinh tế Việt Nam, mong quý độc giả tiếp tục theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả.