“Nhà quản lý tốt là người lo lắng cho công ăn việc làm, sự nghiệp của nhân viên dưới quyền, chứ không phải là lo lắng cho bản thân anh ta”

H. S. M. Burns

Đầu tư vào vàng dễ... đau tim

 

Chiều qua, 27-9, giá vàng trong nước vẫn còn cao hơn giá thế giới khoảng 2,2 triệu đồng/lượng.

Trong ảnh: Người dân mua vàng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC). Ảnh: TẤN THẠNH

 

Đây là nhận định của ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ

 

* Phóng viên: Ông nhìn nhận gì về việc giá vàng đang lao dốc làm người dân hoang mang, có không ít người thua lỗ lớn?

 

- Ông Cao Sỹ Kiêm: Đây là điều tất yếu vì vàng chỉ do một số nước sản xuất, trong khi dự trữ quốc gia về vàng của nhiều nước giàu lại rất lớn nên khi họ thấy cần thiết là thu gom ngay làm giá tăng vọt. Khi các nước này dừng thu gom là giá sẽ lao dốc. Vàng không theo quy luật cung cầu tiêu dùng mà theo cung cầu đầu cơ nên rất bất thường, khó lường trước... Vì thế, ai đầu tư vào vàng là rất dễ… đau tim.

 

* Giá vàng tại Việt Nam có lúc cao hơn giá thế giới trên dưi 4 triệu đồng/lượng cho thấy đang cóhiện tượng thao túng thị trường vàng?

- Không loại trừ các doanh nghiệp kinh doanh vàng “làm giá”, phao tin để trục lợi. Do vậy, người dân cần căn cứ vào thông tin từ phía Ngân hàng (NH) Nhà nước, không nên chạy theo các “dự báo” của chuyên gia, nhất là chuyên gia nước ngoài, vì dễ mắc bẫy “làm giá” của họ. Thực chất giá vàng đang nằm trong tay các nước đầu cơ nắm giữ nhiều vàng, nhiều USD. Vì thế, họ chỉ cần thả USD ra mua 500 tấn vàng là ngay lập tức giá tăng vọt và ngược lại, họ chỉ cần dừng mua và bán ra một ít là giá lao dốc ngay... Đầu tư, lướt sóng vàng là đầu tư nhiều rủi ro so với các kênh đầu tư khác.

* Theo ông, trước tình hình này, NH Nhà nước cần có động thái gì để lập lại trật tự trên thtrường vàng trong nước hiện nay?

- Tôi cho rằng NH Nhà nước cần phải điều hành linh hoạt hơn nữa. Việc xuất nhập khẩu vàng phải diễn biến bình thường. Đặc biệt là phải giải quyết tốt khâu tâm lý trong dân, phải minh bạch, công khai, tránh gây sự hiểu lầm, ngộ nhận trong dân từ những đồn thổi của các nhóm đầu cơ. Xử thật nghiêm các hiện tượng tung tin “làm giá” để có sự răn đe đối với các nhóm lợi ích gây sức ép thị trường nhằm đẩy giá lên cao gây thiệt hại cho nhiều người dân, làm méo mó thị trường. Tuy nhiên, việc xác định thủ phạm chắc chắn là không hề đơn giản.

* Thưa ông, trước diễn biến phức tp của giá vàng, Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ có đề xuất giải pháp gì với Chính phủ để quản lý thị trường vàng?

- Trong cuộc họp gần đây, Chính phủ không tham vấn ý kiến các chuyên gia Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ về giải pháp quản lý đối với thị trường vàng. Nhiệm vụ này đã được giao cho NH Nhà nước chủ trì, lập đề án.
 
Đề án này sẽ được trình Chính phủ nay mai. Sự hỗn loạn trên thị trường vàng hiện nay là do chúng ta sơ hở trong khâu quản lý. Sơ hở từ khâu quản lý, tâm lý, hình thành thị trường và mô hình tổ chức. Những giải pháp can thiệp thị trường vàng vừa qua chỉ mang tính tình thế nên chưa kiểm soát được thị trường.

* Ông đánh giá thế nào về chính sách NH Nhàc sẽ huy động vàng trong dân thông qua hệ thống đại lý là các tổ chức tín dụng?

- Trước đây, NH đã đứng ra huy động vàng trong dân với khoảng hơn 100 tấn, tương đương hàng chục tỉ USD. Nhưng ở thời kỳ đó, giá vàng không có nhiều biến động nên không có nhiều rủi ro. Còn huy động vàng trong bối cảnh giá vàng hỗn loạn như hiện nay thì sẽ rất khó và cũng không loại trừ khả năng ra chính sách nhưng chưa thực hiện ngay được. Một vấn đề nữa là vàng huy động của dân được sử dụng như thế nào cũng phải tính toán vì không thể huy động để cất trong kho...

 

Cần xem xét lại quota nhập vàng

Sau khi lùi về ở mức thấp nhất 1.532 USD/ounce, giá vàng thế giới rạng sáng 27-9 đã vọt lên 1.630 USD/ounce, rồi tiếp tục lên 1.653 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng SJC vào đầu ngày 27-9 xuống còn 44,8 triệu đồng/lượng, đến 15 giờ leo dần lên 44,95 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm so với cuối ngày hôm trước 550.000 đồng/lượng, nhưng tính ra vẫn còn cao hơn giá thế giới khoảng 2,2 triệu đồng/lượng.

Lý giải những bất ổn về giá vàng gần đây,  trưởng đại diện của một hãng kinh doanh vàng nước ngoài tại Việt Nam cho rằng: Thị trường tập trung giao dịch vàng SJC, trong khi chủ thương hiệu này lại chỉ ưu tiên sản xuất cho chính mình. Doanh nghiệp khác phải “xếp hàng” cả chục ngày thuê SJC gia công mới có hàng hoặc muốn chuyển đổi ngay vàng nguyên liệu thành vàng miếng SJC phải tốn phí 1 triệu đồng/lượng... Nguồn cung vàng miếng SJC thiếu hụt khiến thị trường bị lũng đoạn...

Để hạn chế tình trạng làm giá thị trường vàng, vị này cho rằng NH Nhà nước nên xem xét lại quota nhập khẩu vàng. NH Nhà nước nên đưa vàng miếng SJC là thương hiệu vàng quốc gia, rồi đứng ra tổ chức sản xuất theo hướng phân bổ cho nhiều doanh nghiệp sẽ tránh được nhiều cú sốc.

Một nguồn tin từ NH Nhà nước cho biết phương án bình  ổn giá vàng đang được NH Nhà nước xây dựng theo hướng ủy thác cho các NH thương mại huy động vàng và sẽ bán ra can thiệp thị trường.
Thế nhưng, ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam, cho rằng phương án này chỉ khả thi khi các NH được mở tài khoản giao dịch vàng ở nước ngoài, huy động và cho vay bằng vàng, chuyển hóa vàng thành tiền. Lúc đó, các NH sẽ chọn thời điểm thuận lợi để ký quỹ mua vàng qua tài khoản, sau đó chuyển đổi thành vàng vật chất, nhập về Việt Nam bù lại số vàng đã bán ra.

Th.Thơ

Dũng Hà thực hiện