“Nhà quản lý tốt là người lo lắng cho công ăn việc làm, sự nghiệp của nhân viên dưới quyền, chứ không phải là lo lắng cho bản thân anh ta”

H. S. M. Burns

Chính sách tiền tệ tháng 4 thay đổi theo hướng nào?

 

 
                                                      TTCK vừa chứng kiến hai phiên giảm
                                                                  điểm nhẹ và thanh khoản yếu.

Tuần giao dịch căng thẳng trong bối cảnh chờ đợi các thông tin vĩ mô chính thức đã đánh dấu bằng hai phiên giảm điểm nhẹ và mức thanh khoản yếu. Chính sách tiền tệ đang được quan tâm nhất vào lúc này, nhưng trước hết sẽ phải là số liệu CPI cả nước được công bố.

Một đánh giá chính sách mới đây của các chuyên gia kinh tế CTCK HSC dành cho NĐTNN đưa ra một quan điểm: Có thể NHNN sẽ không công bố thay đổi nào, ít nhất là trong tháng 3.

"Lãi suất cơ bản” hay "trần lãi suất huy động”

Theo các phân tích này, định hướng điều hành chính sách tiền tệ đang theo sát nguy cơ lạm phát. HSC khẳng định rằng mức tăng CPI tính theo tháng đã đạt đỉnh vào tháng 2 vừa qua và sẽ bắt đầu giảm dần các tháng sau đó.

“Chúng tôi nhận thấy rằng mức tăng CPI tháng 2 là mức tăng thấp nhất thứ hai trong vòng 5 năm gần đây và không phải là dấu hiệu của một khả năng gia tăng lạm phát cao” - các chuyên gia kinh tế bình luận.

Trên cơ sở đó, phân tích này tin rằng lãi suất cơ bản có thể được giữ nguyên hoặc cùng lắm là chỉ tăng khoảng 0,5% trong nửa đầu 2010. Điều này có thể dựa trên suy luận của các nhà quản lý rằng, nếu mức tăng CPI theo tháng đã đạt đỉnh thì không cần thiết phải tăng lãi suất thêm nữa.

Mặt khác, vừa qua chính sách thỏa thuận lãi suất đã được thực hiện và các ngân hàng có tính thêm các mức phí nên lãi suất thị trường hiện đã khá cao và do vậy không còn lý do về mặt tiền tệ nào nữa để tăng lãi suất.

“Chúng tôi đã nhìn thấy sự gia tăng trong thanh khoản của các ngân hàng trong vài tuần gần đây khi tăng trưởng tín dụng lẫn tăng trưởng huy động đã chạm đáy vào hồi tháng một và bắt đầu trở lại bình thường vào tháng hai. Nếu nhìn nhận áp lực lạm phát đã đạt đỉnh và mức thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện thì việc nâng trần lãi suất huy động hay xóa bỏ mức trần này không còn cần thiết như một tháng trước.

Một lý luận khá đơn giản là: Đúng là mức lãi suất huy động thực tế đã từng cao hơn trần một chút, nhưng đã giảm trở lại gần đây. Thậm chí rất có thể SBV không cần phải làm gì thêm nữa vào lúc này. Nếu kỳ vọng về lạm phát bắt đầu giảm (được ủng hộ bởi lợi suất trái phiếu dài hạn đang giảm) thì áp lực yêu cầu được hưởng lãi suất cao của người gửi tiền cũng sẽ giảm. Điều này có thể làm giảm mức lãi suất huy động thực tế xuống, thậm chí là dưới mức trần hiện tại mà NHNN không cần phải đưa ra thêm chính sách gì”.

Giữ công cụ


Liên quan đến những ý kiến về việc nên xóa bỏ trần lãi suất huy động, các chuyên gia của HSC cho rằng, đó thực tế là công cụ để NHNN điều hành thị trường: “Cơ quan quản lý đã phát đi thông điệp khá rõ ràng, họ sẵn sàng tăng mức trần lãi suất huy động nếu thực tế đòi hỏi. Theo chúng tôi, điều này có thể xảy ra trong một vài tháng tới khi mức tăng trưởng tín dụng lấy lại nhịp độ. Việc xóa bỏ trần tín dụng có lẽ nên xem là một mục tiêu mang tính trung hạn hơn là thực hiện ngay lập tức”.

Việc SBV vẫn giữa lấy công cụ trần lãi suất huy động là nhằm kiểm soát tình hình tốt hơn. Lãi suất cho vay được kiểm soát một cách tự nhiên bởi giá vốn của NH, trong khi trần lãi suất huy động giúp kiểm soát mức độ thanh khoản của hệ thống. SBV dễ dàng cho phép thỏa thuận lãi suất cho vay, trong khi vẫn kiểm soát mức độ thanh khoản của hệ thống nhằm đối phó với áp lực lạm phát. Lãi suất cho vay thỏa thuận có thể tăng nhanh hơn lãi suất huy động và điều này góp phần làm giảm nhu cầu tín dụng, thậm chí có thể làm giảm mức tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả.

Theo phân tích của các chuyên gia, SBV không cần thiết phải nâng mức lãi suất cơ bản lên thêm quá 0,5% trong nửa đầu năm 2010. Hiện tại mức lãi suất cho vay khoảng 16%, trong khi giả định của nhóm nghiên cứu với CPI cả năm là 8,4% thì mức lãi suất thực tế của nền kinh tế vào khoảng 7,5%.

Mặc dù khả năng tăng nhẹ lãi suất cơ bản vẫn có, nhưng điểm tích cực chủ yếu là nới thêm trần lãi suất huy động, giúp tăng trưởng huy động cao hơn. Những chính sách tác động vào lãi suất cho vay sẽ không nhiều, vì điều quan trọng là mức lãi suất cho vay hiện tại đã đủ cao để hạ nhiệt áp lực lạm phát.

HSC còn cho rằng, mức lãi suất cho vay 16% hiện tại sẽ ảnh hưởng đến các DN nhỏ và tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại trong quý II. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%, rất có thể sẽ có một số chính sách mở rộng tiền tệ ở mức độ nhẹ trong khi vẫn đề phòng lạm phát. Nếu muốn kích thích tăng trưởng một chút, SBV có thể hạ nhiệt lãi suất cho vay, chẳng hạn xóa bỏ một vài mức phí mà các ngân hàng đang áp dụng.

“Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có những động thái nới lỏng tiền tệ một cách đáng kể, nhưng có thể sẽ có những chính sách từ tốn và mang sắc thái nới lỏng dưới góc độ vi mô” - nhóm nghiên cứu bình luận.

Hoàng Nguyên