Tài liệu

“Quản lý theo mục tiêu là rất thiết thực, nếu chúng ta biết rõ mục tiêu. Chín mươi phần trăm là chúng ta không biết”

Peter F. Drucker

Để thành công trong đàm phán

DOWNLOAD
Liên hệ:
Roger Fisher

Email: 
info@imvn.biz

Phone: 
+84 3 9118438

Cho dù bạn có thích hay không thì bạn cũng là một nhà đàm phán. Đàm phán là một việc hiển nhiên trong đời sống. Bạn đàm phán với sếp về việc tăng lương. Bạn tìm cách thỏa thuận với một ai đó để mua căn nhà của anh ta với giá mà bạn muốn. Hai luật sư cố gắng dàn xếp một vụ kiện tụng do tai nạn giao thông. Một nhóm các công ty khai thác dầu bàn về kế hoạch thành lập liên doanh khai thác dầu ngoài khơi. Chính quyền

thành phố gặp gỡ đại diện công đoàn để tìm cách tránh một cuộc đình công lớn. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô để tìm kiếm một thỏa thuận về hạn chế vũ khí hạt nhân. Tất cả những việc này đều là đàm phán.

 

Mọi người đều đang đàm phán một việc gì đó mỗi ngày. Giống như ông Jourdain trong kịch của Moliere, người rất vui vẻ học cách nói năng cho có vần có điệu, chúng ta đàm phán mà không hề quan tâm đến chuyện là mình đang đàm phán. Một người đàm phán với vợ xem nên đi ăn tối ở đâu hay với con xem khi nào thì nên tắt đèn đi ngủ. Đàm phán là phương tiện cơ bản để có được cái mà bạn muốn từ người khác. Đó là quá trình trao đổi qua lại để đạt đến một thỏa thuận khi mà bạn và phía bên kia có một số quyền lợi có thể cùng chia sẻ và một số khác thì lại đối kháng nhau.

 

Ngày càng có nhiều những tình huống cần phải đàm phán; có vẻ như đây là một ngành rất phát triển! Mọi người đều muốn tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân mình; ngày càng ít những người chấp nhận một quyết định được phán quyết bởi người khác.

 

Con người không ai giống ai, và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó. Cho dù là trong kinh doanh, chính trị hay gia đình, chúng ta đi đến hầu hết các quyết định thông qua đàm phán. Ngay cả khi ra tòa, người ta cũng đàm phán về giải pháp cho vấn đề trước khi phiên xét xử diễn ra.

 

Mặc dù đàm phán diễn ra hàng ngày, đàm phán sao cho hiệu quả là một việc không dễ dàng. Những chiến lược đàm phán vẫn thường được áp dụng sẽ làm cho người ta không thỏa mãn, mệt mỏi hoặc điên đầu – có khi là cả ba.

 

Con người bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có hai chọn lựa khi đàm phán: mềm mỏng hay cứng rắn. Những nhà đàm phán mềm mỏng muốn tránh các xung đột liên quan đến con người và vì thế sẵn sàng nhượng bộ để có thể đạt được thỏa thuận. Anh ta muốn có một giải pháp hữu nghị; tuy nhiên anh ta cuối cùng lại cảm thấy bực bội và cay đắng. Nhà đàm phán cứng rắn coi tất cả mọi tình huống như một cuộc thi

trong đó phía nào theo đuổi và giữ vững quan điểm cực đoan lâu nhất sẽ thắng. Anh ta muốn thắng; tuy nhiên anh ta cuối cùng lại đưa ra những phản ứng rất khó chịu làm suy kiệt chính mình và nguồn tài nguyên mà mình có, đồng thời làm hỏng đi mối quan hệ với phía bên kia. Các chiến lược đàm phán thông thường vẫn rơi vào khoảng giữa mềm mỏng và cứng rắn, nhưng tất cả chúng đều là những nỗ lực trao đổi giữa việc có được những gì bạn muốn và việc gìn giữ mối quan hệ với người khác.