Giới thiệu
Các báo cáo tài chính là công cụ để người quản lý đo lường và theo dõi sức khỏe của doanh nghiệp. Việc đọc, hiểu và có khả năng phân tích các thông tin trên báo cáo tài chính sẽ giúp ích rất nhiều cho người làm công tác quản lý trong việc hoạch định và triển khai kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng hiện trạng và dự báo tốt cho tương lai.
Mục tiêu của chương trình
Chương trình đào tạo Đọc hiểu báo cáo tài chính này hướng đến mục tiêu cung cấp cho học viên:
• Hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp và vai trò của sổ sách kế toán.
• Hiểu rõ các thông tin truyền đạt qua các báo cáo tài chính.
• Biết dùng phân tích tỷ suất để đánh giá tình hình doanh nghiệp.
Thời lượng
02 buổi (x 4 giờ)
Chương trình chi tiết
Các hoạt động của doanh nghiệp và sổ sách kế toán:
• Hoạt động đầu tư.
• Hoạt động điều hành.
• Hoạt động tài trợ.
• Vai trò của sổ sách kế toán trong doanh nghiệp.
• Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.
• Phục vụ công tác kiểm soát nội bộ.
• Theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Đánh giá kết quả từng bộ phận/ từng hoạt động trong doanh nghiệp.
• Làm chứng cho các hoạt động tại doanh nghiệp.
Giới thiệu khái quát về báo cáo tài chính:
1. Các lý do doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính:
• Cung cấp các thông tin quan trọng để đánh giá hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Giúp doanh nghiệp chuẩn bị các báo cáo đáp ứng yêu cầu từ cơ quan thuế và các cơ quan chức
năng khác của nhà nước.
• Tránh các tranh cãi với khách hàng/ nhà cung cấp/ các bên thứ ba khác.
• Kiểm tra tình hình “sức khỏe tài chính” của chính đơn vị mình.
2. Bảng cân đối kế toán:
• Trình bày tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
• Trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của một thời kỳ.
4. Lưu chuyển tiền tệ:
• Trình bày dòng tiền thu chi trong 1 thời kỳ.
5. Mối quan hệ giữa các báo cáo
6. Thuyết minh báo cáo tài chính
7. Các phương pháp khấu hao:
• Đường thẳng.
• Số dư giảm dần.
• Sản lượng.
8. Các phương pháp định giá hàng tồn kho:
• Nhập trước - xuất trước.
• Nhập sau - xuất trước.
• Bình quân gia quyền.
• Thực tế đích danh.
9. Sự khác biệt giữa kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt.
Một số chỉ tiêu phân tích:
• Lợi nhuận/ Vốn.
• Lợi nhuận/ Doanh thu.
• Các hệ số về khả năng thanh toán.
• Các hệ số phản ảnh cơ cấu nguồn vốn.
• Các hệ số phản ảnh cơ cấu tài sản.
• Các hệ số về hiệu suất hoạt động.
• Các hệ số về khả năng sinh lời.